I Ti-mô-thê 1:1-6 Giáo Sư Giả và Luật Pháp của Thiên Chúa – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay Cha cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Ti-mô-thê 1:1-6. Con xin ghi lại những điều mà Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Phao-lô, sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ bởi mệnh lệnh của Thiên Chúa, Đấng giải cứu chúng ta, và bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, sự trông cậy của chúng ta,
2 gửi cho Ti-mô-thê, con thật của ta trong đức tin, với ân điển, sự thương xót, và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta!
Câu 1 và 2: Thưa Cha, con hiểu rằng, trong hai thư tín gửi cho Ti-mô-thê và một thư gửi cho Tít, trong phần đầu thư Phao-lô đề cập đến chức vụ sứ đồ của ông, nhưng có lẽ ý nghĩa có phần khác với khi ông viết các thư tín Rô-ma, I Cô-rinh-tô, II Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, và Cô-lô-se. Các thư tín khác được Phao-lô đề cập đến chức vụ sứ đồ như để khẳng định những gì ông viết là trong thẩm quyền đến từ Chúa, con dân chân thật của Chúa có bốn phận vâng phục những lời trong thư. Phao-lô gọi Ti-mô-thê và Tít là con thật của ông trong đức tin, vì thế Ti-mô-thê và Tít đã mặc nhiên công nhận chức vụ sứ đồ của Phao-lô. Có lẽ lý do Phao-lô nhắc đến chức vụ sứ đồ là để nhấn mạnh đến tính thiêng liêng của chức vụ do Chúa ban, với hàm ý căn dặn Ti-mô-thê và Tít hãy gắng sức làm tròn chức vụ Chúa ban cho.
Phao-lô làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ bởi mệnh lệnh của Thiên Chúa và bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là, ông nhận chức sứ đồ là bởi ý muốn của Đức Cha, bởi sự ban cho của Đức Chúa Jesus Christ, và thi hành bởi năng lực của Đức Thánh Linh. Thư I Ti-mô-thê được Phao-lô viết khi ông đang ở vào cuối hành trình phụng sự Chúa trên đất, nên khi viết câu "bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, sự trông cậy của chúng ta" rất có thể là ông đang hồi tưởng về mệnh lệnh đầu tiên Chúa truyền cho ông:
"Chúa đã {phán} với người: Hãy trỗi dậy và đi vào trong thành, rồi sẽ được nói {cho} ngươi điều phải làm." (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:6b).
Có lẽ, trong ba ngày "chẳng thấy, chẳng ăn, cũng chẳng uống" chờ đợi mệnh lệnh từ nơi Chúa là khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời ông.
Phao-lô gọi Ti-mô-thê và Tít là con thật của ông trong đức tin với nhiều ý nghĩa:
- Ti-mô-thê và Tít đã tin nhận Tin Lành bởi sự rao giảng của Phao-lô.
- Ti-mô-thê và Tít đã đáp lại tình yêu của Phao-lô như con đối với cha, bằng cách đồng công cùng ông trong công tác rao giảng Tin Lành và gầy dựng Hội Thánh ở các địa phương.
- Ti-mô-thê và Tít đã vâng phục mọi lời căn dặn của Phao-lô.
- Ti-mô-thê và Tít đã học theo gương Phao-lô, cùng chịu khổ với ông trong chức vụ.
3 Như ta đã dặn con, hãy ở lại Ê-phê-sô để răn bảo một số người đừng dạy một giáo lý khác, trong khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan;
4 cũng đừng nghe những chuyện nhảm nhí và những gia phổ bất tận, là những điều phục vụ sự cãi lẫy thay vì phục vụ sự quản trị của Thiên Chúa, là sự ở trong đức tin.
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, trong khi Phao-lô thực hiện hành trình truyền giáo lần thứ 5, cũng là chuyến truyền giáo lần cuối cùng của ông, trước khi rời xứ A-si (miền Tiểu Á) sang xứ Ma-xê-đoan (sau đó là đến xứ Tây Ban Nha), Phao-lô đã căn dặn Phao-lô ở lại Ê-phê-sô để ngăn chặn tà giáo xâm nhập vào Hội Thánh.
"Đừng dạy một giáo lý khác" là đừng dạy bất cứ giáo lý nào khác với những gì Phao-lô đã giảng dạy cho Hội Thánh Ê-phê-sô.
"Đừng nghe những chuyện nhảm nhí" là đừng nghe bất cứ chuyện gì không mang lại ích lợi, không có tính gầy dựng, không làm tăng thêm đức tin trong Chúa. Cụ thể là những huyền thoại về các tà thần, giả thần, những chuyện có tính cách đùa vui tầm phào, tò mò, xoi mói vào chuyện riêng tư của người khác, bàn luận những việc vô bổ...
"Đừng nghe những gia phổ bất tận": là Phao-lô nói đến những người I-sơ-ra-ên trước kia theo Do-thái Giáo, khoe khoang về sự mình thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham, được ở trong giao ước lời hứa của Đức Chúa Trời. Họ đã không hiểu rằng ở trong Hội Thánh của Chúa mọi người đều bình đẳng như nhau, không có người Hy-lạp hoặc người Do-thái, người chịu cắt bì hoặc người không chịu cắt bì, người dã man hoặc người Si-the, người nô lệ hoặc người tự do; nhưng Đấng Christ là tất cả và trong tất cả (Cô-lô-se 3:11).
5 Mục đích của sự răn bảo là sự yêu thương bởi lòng tinh sạch, lương tâm, và đức tin thật.
6 Có vài kẻ đã lìa bỏ mục đích đó, quay sang những lời vô ích.
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, mục đích của sự răn bảo trong Hội Thánh là vì lòng yêu thương, muốn giúp người nghe hướng đến nếp sống thánh khiết, công chính, yêu thương, giống như Chúa.
Sự yêu thương bởi lòng tinh sạch là bởi tấm lòng không bị ô uế bởi tội lỗi, nghĩa là yêu không bởi vì bất cứ sự vụ lợi, toan tính nào. "Bởi lương tâm" là yêu bằng tiêu chuẩn mà Chúa đặt để trong lòng mình. "Bởi đức tin thật" là bởi đức tin nơi Lời Chúa và tin rằng tình yêu chân thật trong Chúa sẽ giúp thay đổi người được yêu.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho con trong năm mới này thông qua việc viết bài suy ngẫm mà mỗi ngày càng được gần gũi Ngài hơn, hiểu biết về Chúa của con càng hơn. Nguyện xin Cha giữ con luôn trung tín trong linh vụ này cho đến ngày Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng con đến! Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
I Ti-mô-thê 1:1-6 Giáo Sư Giả và Luật Pháp của Thiên Chúa – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay Cha cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Ti-mô-thê 1:1-6. Con xin ghi lại những điều mà Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Phao-lô, sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ bởi mệnh lệnh của Thiên Chúa, Đấng giải cứu chúng ta, và bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, sự trông cậy của chúng ta,
2 gửi cho Ti-mô-thê, con thật của ta trong đức tin, với ân điển, sự thương xót, và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta!
Câu 1 và 2: Thưa Cha, con hiểu rằng, trong hai thư tín gửi cho Ti-mô-thê và một thư gửi cho Tít, trong phần đầu thư Phao-lô đề cập đến chức vụ sứ đồ của ông, nhưng có lẽ ý nghĩa có phần khác với khi ông viết các thư tín Rô-ma, I Cô-rinh-tô, II Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, và Cô-lô-se. Các thư tín khác được Phao-lô đề cập đến chức vụ sứ đồ như để khẳng định những gì ông viết là trong thẩm quyền đến từ Chúa, con dân chân thật của Chúa có bốn phận vâng phục những lời trong thư. Phao-lô gọi Ti-mô-thê và Tít là con thật của ông trong đức tin, vì thế Ti-mô-thê và Tít đã mặc nhiên công nhận chức vụ sứ đồ của Phao-lô. Có lẽ lý do Phao-lô nhắc đến chức vụ sứ đồ là để nhấn mạnh đến tính thiêng liêng của chức vụ do Chúa ban, với hàm ý căn dặn Ti-mô-thê và Tít hãy gắng sức làm tròn chức vụ Chúa ban cho.
Phao-lô làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ bởi mệnh lệnh của Thiên Chúa và bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là, ông nhận chức sứ đồ là bởi ý muốn của Đức Cha, bởi sự ban cho của Đức Chúa Jesus Christ, và thi hành bởi năng lực của Đức Thánh Linh. Thư I Ti-mô-thê được Phao-lô viết khi ông đang ở vào cuối hành trình phụng sự Chúa trên đất, nên khi viết câu "bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ, sự trông cậy của chúng ta" rất có thể là ông đang hồi tưởng về mệnh lệnh đầu tiên Chúa truyền cho ông:
"Chúa đã {phán} với người: Hãy trỗi dậy và đi vào trong thành, rồi sẽ được nói {cho} ngươi điều phải làm." (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:6b).
Có lẽ, trong ba ngày "chẳng thấy, chẳng ăn, cũng chẳng uống" chờ đợi mệnh lệnh từ nơi Chúa là khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời ông.
Phao-lô gọi Ti-mô-thê và Tít là con thật của ông trong đức tin với nhiều ý nghĩa:
- Ti-mô-thê và Tít đã tin nhận Tin Lành bởi sự rao giảng của Phao-lô.
- Ti-mô-thê và Tít đã đáp lại tình yêu của Phao-lô như con đối với cha, bằng cách đồng công cùng ông trong công tác rao giảng Tin Lành và gầy dựng Hội Thánh ở các địa phương.
- Ti-mô-thê và Tít đã vâng phục mọi lời căn dặn của Phao-lô.
- Ti-mô-thê và Tít đã học theo gương Phao-lô, cùng chịu khổ với ông trong chức vụ.
3 Như ta đã dặn con, hãy ở lại Ê-phê-sô để răn bảo một số người đừng dạy một giáo lý khác, trong khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan;
4 cũng đừng nghe những chuyện nhảm nhí và những gia phổ bất tận, là những điều phục vụ sự cãi lẫy thay vì phục vụ sự quản trị của Thiên Chúa, là sự ở trong đức tin.
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, trong khi Phao-lô thực hiện hành trình truyền giáo lần thứ 5, cũng là chuyến truyền giáo lần cuối cùng của ông, trước khi rời xứ A-si (miền Tiểu Á) sang xứ Ma-xê-đoan (sau đó là đến xứ Tây Ban Nha), Phao-lô đã căn dặn Phao-lô ở lại Ê-phê-sô để ngăn chặn tà giáo xâm nhập vào Hội Thánh.
"Đừng dạy một giáo lý khác" là đừng dạy bất cứ giáo lý nào khác với những gì Phao-lô đã giảng dạy cho Hội Thánh Ê-phê-sô.
"Đừng nghe những chuyện nhảm nhí" là đừng nghe bất cứ chuyện gì không mang lại ích lợi, không có tính gầy dựng, không làm tăng thêm đức tin trong Chúa. Cụ thể là những huyền thoại về các tà thần, giả thần, những chuyện có tính cách đùa vui tầm phào, tò mò, xoi mói vào chuyện riêng tư của người khác, bàn luận những việc vô bổ...
"Đừng nghe những gia phổ bất tận": là Phao-lô nói đến những người I-sơ-ra-ên trước kia theo Do-thái Giáo, khoe khoang về sự mình thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham, được ở trong giao ước lời hứa của Đức Chúa Trời. Họ đã không hiểu rằng ở trong Hội Thánh của Chúa mọi người đều bình đẳng như nhau, không có người Hy-lạp hoặc người Do-thái, người chịu cắt bì hoặc người không chịu cắt bì, người dã man hoặc người Si-the, người nô lệ hoặc người tự do; nhưng Đấng Christ là tất cả và trong tất cả (Cô-lô-se 3:11).
5 Mục đích của sự răn bảo là sự yêu thương bởi lòng tinh sạch, lương tâm, và đức tin thật.
6 Có vài kẻ đã lìa bỏ mục đích đó, quay sang những lời vô ích.
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, mục đích của sự răn bảo trong Hội Thánh là vì lòng yêu thương, muốn giúp người nghe hướng đến nếp sống thánh khiết, công chính, yêu thương, giống như Chúa.
Sự yêu thương bởi lòng tinh sạch là bởi tấm lòng không bị ô uế bởi tội lỗi, nghĩa là yêu không bởi vì bất cứ sự vụ lợi, toan tính nào. "Bởi lương tâm" là yêu bằng tiêu chuẩn mà Chúa đặt để trong lòng mình. "Bởi đức tin thật" là bởi đức tin nơi Lời Chúa và tin rằng tình yêu chân thật trong Chúa sẽ giúp thay đổi người được yêu.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho con trong năm mới này thông qua việc viết bài suy ngẫm mà mỗi ngày càng được gần gũi Ngài hơn, hiểu biết về Chúa của con càng hơn. Nguyện xin Cha giữ con luôn trung tín trong linh vụ này cho đến ngày Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng con đến! Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...