Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 2:11-18 Nhân Tính của Đấng Christ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày Sa-bát nữa Ngài ban cho chúng con. Con cảm tạ Cha vì sáng hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Lời của Ngài. Con xin ghi lại những điều con suy ngẫm về phân đoạn Hê-bơ-rơ 2:11-18.
11 Vì Đấng làm nên thánh và những người được nên thánh, hết thảy đều ra bởi một Cha. Bởi lẽ đó, Ngài không hổ thẹn, gọi họ là những em cùng Cha.
Câu 11: Thưa Cha, con hiểu rằng, Đấng làm nên thánh là Đức Chúa Jesus Christ. Những người được nên thánh là những ai thật lòng tin nhận Đức Chúa Jesus Christ. "Hết thảy đều ra bởi một Cha" nghĩa là, thân thể xác thịt của Đức Chúa Jesus Christ và của những ai tin nhận Ngài đều được Đức Chúa Trời sinh ra. Hiện tại, những người tin nhận Chúa chỉ mới được tái sinh phần tâm thần và linh hồn, thân thể xác thịt của họ sẽ được phục sinh hoặc được biến hoá thành một thân thể siêu vật chất, vinh quang bất tử, trong ngày Đấng Christ tái lâm để cất Hội Thánh ra khỏi thế gian.
12 Ngài phán rằng: Tôi sẽ truyền danh của Ngài cho những em cùng Cha của tôi. Trong giữa Hội Thánh, tôi sẽ ca hát tôn vinh Ngài. [Thi Thiên 22:22]
13 Và lại phán: Tôi sẽ trông cậy nơi Ngài. Và lại phán: Này, tôi với những con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi. [Ê-sai 8:17-18]
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, “tôi sẽ truyền danh của Ngài cho những em cùng Cha của tôi" là một lời tiên tri của Vua Đa-vít đã được Đức Chúa Jesus làm cho ứng nghiệm khi Ngài đi lại trên đất rao giảng về Đức Chúa Trời.
Theo lời chú giải của người chăn, con hiểu được rằng, "trong giữa Hội Thánh, tôi sẽ ca hát tôn vinh Ngài" là lời tiên tri chưa được ứng nghiệm, vì Hội Thánh được thành lập sau khi Đức Chúa Jesus thăng thiên. Lời tiên tri này sẽ được ứng nghiệm trong ngày Đấng Christ tái lâm đón Hội Thánh ra khỏi thế gian. Lúc ấy, Đấng Christ cùng Hội Thánh sẽ hát tôn vinh Đức Chúa Trời.
Những con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho Đức Chúa Jesus Christ là những người thật lòng tin nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus Christ sẽ gìn giữ tất cả những ai thật lòng tin Ngài, như người anh cả ân cần chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ các em của mình.
"Đây là ý muốn của Cha, Đấng đã sai Ta đến, ấy {là} bất cứ ai mà Ngài đã ban cho Ta thì Ta sẽ không làm mất khỏi Ta, nhưng làm cho người ấy sống lại trong ngày cuối cùng." (Giăng 6:39).
Tuy nhiên, nếu ai không vâng phục Ngài thì sẽ trở thành kẻ chống nghịch Ngài, thành kẻ thù của Ngài, chứ không còn được ở trong địa vị là những đứa em yêu dấu của Ngài nữa.
14 Vậy thì, vì con cái có phần về thịt và máu, thì Ngài cũng vậy, dự phần vào đó, để cho bởi sự chết Ngài phá diệt kẻ có sức mạnh của sự chết, kẻ ấy là Ma Quỷ,
Câu 14: Con hiểu rằng, "có phần về thịt và máu" nghĩa là loài người được sinh ra có thân thể xác thịt. "Ngài cũng vậy, dự phần vào đó" nghĩa là Thiên Chúa Ngôi Lời khi nhập thế làm người cũng được sinh ra trong một thân thể xác thịt y như tất cả mọi người. Chính vì Đức Chúa Jesus Christ đã sống hoàn toàn như một người mà không vi phạm các điều răn của Thiên Chúa nên Ngài có thể chết thay để chuộc tội cho loài người.
Kẻ có sức mạnh của sự chết là Sa-tan. Sức mạnh của sự chết là sức mạnh khiến người ta bị chết cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Chết thuộc thể là khi tâm thần và linh hồn bị phân rẽ khỏi thân thể xác thịt. Chết thuộc linh là khi tâm thần bị phân rẽ khỏi sự tương giao với Thiên Chúa. Chết đời đời là khi tâm thần trở về cùng Đức Chúa Trời, linh hồn và thể xác bị đời đời phân rẽ khỏi Thiên Chúa.
Đức Chúa Jesus Christ phá diệt Sa-tan bằng cách chết thay cho loài người và sống lại từ trong sự chết. Sự sống lại của Ngài đánh dấu sự kiện người đầu tiên chiến thắng sự chết, khiến cho sự chết không còn quyền trên Ngài. Từ đó trở đi, những ai thật lòng tin nhận Ngài và sống trung tín cho đến chết, hoặc cho đến lúc Ngài tái lâm để đón Hội Thánh, thì người ấy cũng chiến thắng sự chết.
15 và để giải thoát họ, những người vì sợ sự chết mà suốt cuộc đời của họ đã bị cầm buộc trong sự nô lệ.
Câu 15: Con hiểu rằng, một người sợ chết thì phần nhiều là vì họ không biết rõ sau cái chết là gì. Tuy rằng cũng có người chủ động tìm đến cái chết nhưng là trong trạng thái đau đớn tột cùng, vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân. Vì sợ chết mà loài người trở thành nô lệ cho sự chết, sẵn sàng làm ra bất cứ điều gì để giữ lại mạng sống của mình, kể cả khi phải giết chết người khác.
Một người thật lòng tin nhận Chúa thì không còn sợ chết, vì họ hiểu rõ bản chất của sự chết, hiểu rõ rằng sự chết không còn quyền gì trên họ. Dù cho có trải qua sự chết thuộc thể thì đó cũng chỉ là tạm thời, đế ngày Đấng Christ tái lâm thì thân thể của họ sẽ được làm cho sống lại và kết hiệp mãi mãi với linh hồn và tâm thần.
16 Vì thật Ngài không lấy hình thể của các thiên sứ, nhưng Ngài đã lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham. [Ê-sai 41:8-9]
Câu 16: Con hiểu rằng, "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" chính là lấy hình thể của loài người.
Đức Thánh Linh đã thần cảm Phao-lô viết là "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" chứ không phải là "lấy hình thể của loài người", hoặc "lấy hình thể của dòng dõi A-đam". Có lẽ, ý nghĩa là: Khi nhìn từ góc nhìn của Thiên Chúa, Ngài đã biết trước trong loài người sẽ có những người thật lòng tin cậy Ngài, là những người có đức tin trọn vẹn giống Áp-ra-ham. Tâm trí Ngài nghĩ về họ, yêu thương họ, và muốn cứu chuộc họ. Nên Ngài đã quyết định vào trong thế gian với hình thể như họ để cứu chuộc họ. Hay nói cách khác ẩn chứa trong nhóm chữ "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" là tình cảm mà Thiên Chúa dành riêng cho những ai tin cậy nơi Ngài! Cũng chỉ những ai tin cậy Ngài và bằng lòng chịu khổ với Ngài mới thấu hiểu được sự hi sinh ấy!
17 Bởi đó, trong suốt mọi sự Ngài phải chịu giống như những em cùng Cha của mình, để Ngài trở nên thầy tế lễ thượng phẩm thương xót và trung tín, trước Đức Chúa Trời, chuộc những tội của dân chúng.
18 Vì trong sự ấy, chính mình Ngài khốn khổ khi bị cám dỗ hoặc bị thử thách, nên Ngài có thể cứu giúp những ai bị cám dỗ hoặc bị thử thách.
Câu 17 và 18: Theo lời chú giải của người chăn, con hiểu được, “trong suốt mọi sự" là trong thời gian nhập thế làm người, đi lại giữa thế gian, chịu mọi giới hạn và đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống, như bất cứ người nào. Ngài trở nên thầy tế lễ thượng phẩm khi dâng chính thân thể mình làm của lễ chuộc tội cho loài người. Chính vì Ngài đã sống như một người bình thường, chịu mọi sự khốn khổ khi bị cám dỗ và bị thử thách nên Ngài thấu hiểu mọi nan đề xảy đến với một người. Vì thế Ngài có thể cứu giúp những ai bị cám dỗ và bị thử thách. Ngài cứu giúp bằng cách luôn ở bên cạnh thêm sức, cầu thay, cùng làm việc chung với người ấy, ban cho sự bình an của Ngài và ban cho danh của Ngài để người ấy chiến đấu với mọi sự cám dỗ.
Trong thực tế con thấy rằng, nan đề lớn nhất của một người sau khi tin nhận Chúa là người ấy đã không tự mình thiết lập mối tương giao mật thiết với Chúa mỗi ngày qua sự cầu nguyện, đọc, suy ngẫm Lời Chúa, và gắng sức làm theo Lời Chúa. Vì thế, mà người ấy trở nên yếu ớt trước các trận chiến thuộc linh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha ban cho gia đình con một ngày Sa-bát bình an, phước hạnh trong sự thông công nhóm hiệp cùng các anh chị em của con.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 2:11-18 Nhân Tính của Đấng Christ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày Sa-bát nữa Ngài ban cho chúng con. Con cảm tạ Cha vì sáng hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Lời của Ngài. Con xin ghi lại những điều con suy ngẫm về phân đoạn Hê-bơ-rơ 2:11-18.
11 Vì Đấng làm nên thánh và những người được nên thánh, hết thảy đều ra bởi một Cha. Bởi lẽ đó, Ngài không hổ thẹn, gọi họ là những em cùng Cha.
Câu 11: Thưa Cha, con hiểu rằng, Đấng làm nên thánh là Đức Chúa Jesus Christ. Những người được nên thánh là những ai thật lòng tin nhận Đức Chúa Jesus Christ. "Hết thảy đều ra bởi một Cha" nghĩa là, thân thể xác thịt của Đức Chúa Jesus Christ và của những ai tin nhận Ngài đều được Đức Chúa Trời sinh ra. Hiện tại, những người tin nhận Chúa chỉ mới được tái sinh phần tâm thần và linh hồn, thân thể xác thịt của họ sẽ được phục sinh hoặc được biến hoá thành một thân thể siêu vật chất, vinh quang bất tử, trong ngày Đấng Christ tái lâm để cất Hội Thánh ra khỏi thế gian.
12 Ngài phán rằng: Tôi sẽ truyền danh của Ngài cho những em cùng Cha của tôi. Trong giữa Hội Thánh, tôi sẽ ca hát tôn vinh Ngài. [Thi Thiên 22:22]
13 Và lại phán: Tôi sẽ trông cậy nơi Ngài. Và lại phán: Này, tôi với những con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi. [Ê-sai 8:17-18]
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, “tôi sẽ truyền danh của Ngài cho những em cùng Cha của tôi" là một lời tiên tri của Vua Đa-vít đã được Đức Chúa Jesus làm cho ứng nghiệm khi Ngài đi lại trên đất rao giảng về Đức Chúa Trời.
Theo lời chú giải của người chăn, con hiểu được rằng, "trong giữa Hội Thánh, tôi sẽ ca hát tôn vinh Ngài" là lời tiên tri chưa được ứng nghiệm, vì Hội Thánh được thành lập sau khi Đức Chúa Jesus thăng thiên. Lời tiên tri này sẽ được ứng nghiệm trong ngày Đấng Christ tái lâm đón Hội Thánh ra khỏi thế gian. Lúc ấy, Đấng Christ cùng Hội Thánh sẽ hát tôn vinh Đức Chúa Trời.
Những con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho Đức Chúa Jesus Christ là những người thật lòng tin nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus Christ sẽ gìn giữ tất cả những ai thật lòng tin Ngài, như người anh cả ân cần chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ các em của mình.
"Đây là ý muốn của Cha, Đấng đã sai Ta đến, ấy {là} bất cứ ai mà Ngài đã ban cho Ta thì Ta sẽ không làm mất khỏi Ta, nhưng làm cho người ấy sống lại trong ngày cuối cùng." (Giăng 6:39).
Tuy nhiên, nếu ai không vâng phục Ngài thì sẽ trở thành kẻ chống nghịch Ngài, thành kẻ thù của Ngài, chứ không còn được ở trong địa vị là những đứa em yêu dấu của Ngài nữa.
14 Vậy thì, vì con cái có phần về thịt và máu, thì Ngài cũng vậy, dự phần vào đó, để cho bởi sự chết Ngài phá diệt kẻ có sức mạnh của sự chết, kẻ ấy là Ma Quỷ,
Câu 14: Con hiểu rằng, "có phần về thịt và máu" nghĩa là loài người được sinh ra có thân thể xác thịt. "Ngài cũng vậy, dự phần vào đó" nghĩa là Thiên Chúa Ngôi Lời khi nhập thế làm người cũng được sinh ra trong một thân thể xác thịt y như tất cả mọi người. Chính vì Đức Chúa Jesus Christ đã sống hoàn toàn như một người mà không vi phạm các điều răn của Thiên Chúa nên Ngài có thể chết thay để chuộc tội cho loài người.
Kẻ có sức mạnh của sự chết là Sa-tan. Sức mạnh của sự chết là sức mạnh khiến người ta bị chết cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Chết thuộc thể là khi tâm thần và linh hồn bị phân rẽ khỏi thân thể xác thịt. Chết thuộc linh là khi tâm thần bị phân rẽ khỏi sự tương giao với Thiên Chúa. Chết đời đời là khi tâm thần trở về cùng Đức Chúa Trời, linh hồn và thể xác bị đời đời phân rẽ khỏi Thiên Chúa.
Đức Chúa Jesus Christ phá diệt Sa-tan bằng cách chết thay cho loài người và sống lại từ trong sự chết. Sự sống lại của Ngài đánh dấu sự kiện người đầu tiên chiến thắng sự chết, khiến cho sự chết không còn quyền trên Ngài. Từ đó trở đi, những ai thật lòng tin nhận Ngài và sống trung tín cho đến chết, hoặc cho đến lúc Ngài tái lâm để đón Hội Thánh, thì người ấy cũng chiến thắng sự chết.
15 và để giải thoát họ, những người vì sợ sự chết mà suốt cuộc đời của họ đã bị cầm buộc trong sự nô lệ.
Câu 15: Con hiểu rằng, một người sợ chết thì phần nhiều là vì họ không biết rõ sau cái chết là gì. Tuy rằng cũng có người chủ động tìm đến cái chết nhưng là trong trạng thái đau đớn tột cùng, vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân. Vì sợ chết mà loài người trở thành nô lệ cho sự chết, sẵn sàng làm ra bất cứ điều gì để giữ lại mạng sống của mình, kể cả khi phải giết chết người khác.
Một người thật lòng tin nhận Chúa thì không còn sợ chết, vì họ hiểu rõ bản chất của sự chết, hiểu rõ rằng sự chết không còn quyền gì trên họ. Dù cho có trải qua sự chết thuộc thể thì đó cũng chỉ là tạm thời, đế ngày Đấng Christ tái lâm thì thân thể của họ sẽ được làm cho sống lại và kết hiệp mãi mãi với linh hồn và tâm thần.
16 Vì thật Ngài không lấy hình thể của các thiên sứ, nhưng Ngài đã lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham. [Ê-sai 41:8-9]
Câu 16: Con hiểu rằng, "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" chính là lấy hình thể của loài người.
Đức Thánh Linh đã thần cảm Phao-lô viết là "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" chứ không phải là "lấy hình thể của loài người", hoặc "lấy hình thể của dòng dõi A-đam". Có lẽ, ý nghĩa là: Khi nhìn từ góc nhìn của Thiên Chúa, Ngài đã biết trước trong loài người sẽ có những người thật lòng tin cậy Ngài, là những người có đức tin trọn vẹn giống Áp-ra-ham. Tâm trí Ngài nghĩ về họ, yêu thương họ, và muốn cứu chuộc họ. Nên Ngài đã quyết định vào trong thế gian với hình thể như họ để cứu chuộc họ. Hay nói cách khác ẩn chứa trong nhóm chữ "lấy hình thể của dòng dõi Áp-ra-ham" là tình cảm mà Thiên Chúa dành riêng cho những ai tin cậy nơi Ngài! Cũng chỉ những ai tin cậy Ngài và bằng lòng chịu khổ với Ngài mới thấu hiểu được sự hi sinh ấy!
17 Bởi đó, trong suốt mọi sự Ngài phải chịu giống như những em cùng Cha của mình, để Ngài trở nên thầy tế lễ thượng phẩm thương xót và trung tín, trước Đức Chúa Trời, chuộc những tội của dân chúng.
18 Vì trong sự ấy, chính mình Ngài khốn khổ khi bị cám dỗ hoặc bị thử thách, nên Ngài có thể cứu giúp những ai bị cám dỗ hoặc bị thử thách.
Câu 17 và 18: Theo lời chú giải của người chăn, con hiểu được, “trong suốt mọi sự" là trong thời gian nhập thế làm người, đi lại giữa thế gian, chịu mọi giới hạn và đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống, như bất cứ người nào. Ngài trở nên thầy tế lễ thượng phẩm khi dâng chính thân thể mình làm của lễ chuộc tội cho loài người. Chính vì Ngài đã sống như một người bình thường, chịu mọi sự khốn khổ khi bị cám dỗ và bị thử thách nên Ngài thấu hiểu mọi nan đề xảy đến với một người. Vì thế Ngài có thể cứu giúp những ai bị cám dỗ và bị thử thách. Ngài cứu giúp bằng cách luôn ở bên cạnh thêm sức, cầu thay, cùng làm việc chung với người ấy, ban cho sự bình an của Ngài và ban cho danh của Ngài để người ấy chiến đấu với mọi sự cám dỗ.
Trong thực tế con thấy rằng, nan đề lớn nhất của một người sau khi tin nhận Chúa là người ấy đã không tự mình thiết lập mối tương giao mật thiết với Chúa mỗi ngày qua sự cầu nguyện, đọc, suy ngẫm Lời Chúa, và gắng sức làm theo Lời Chúa. Vì thế, mà người ấy trở nên yếu ớt trước các trận chiến thuộc linh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha ban cho gia đình con một ngày Sa-bát bình an, phước hạnh trong sự thông công nhóm hiệp cùng các anh chị em của con.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...