Công Vụ Các Sứ Đồ 7:23-50 Bài Giảng của Ê-tiên – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con trong việc dạy học cho các con và làm hoạt hình Thánh Kinh. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho con trong việc viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 7:23-50.
23 Khi người đã tròn bốn mươi tuổi, trong lòng người đã dấy lên sự muốn đi thăm các anh em mình, là con cháu I-sơ-ra-ên. 24 Người đã thấy một người kia bị hà hiếp, nên đã bênh vực và làm sự báo thù cho kẻ bị hà hiếp, đánh chết người Ê-díp-tô. 25 Người đã tưởng các anh em mình sẽ hiểu rằng, Đức Chúa Trời đã ban sự giải cứu họ qua tay mình; nhưng họ chẳng hiểu. 26 Ngày kế tiếp, người đã tỏ mình với họ, khi họ đang đánh nhau, và khuyên bảo họ vào sự giải hòa, rằng: "Hỡi quý anh, quý anh là anh em, sao hà hiếp nhau?" 27 Nhưng kẻ hà hiếp người lân cận đã đẩy người ra, nói: "Ai đã lập ngươi làm người cai trị và quan án trên chúng ta? 28 Chẳng lẽ ngươi muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô ấy, ngày hôm qua?" [Xuất Ê-díp-tô Ký 2:14] 29 Môi-se đã trốn đi bởi lời ấy, và trở nên người kiều ngụ trong đất Ma-đi-an, nơi người đã sinh hai con trai. [Xuất Ê-díp-tô Ký 2:15-22] 30 Khi đã tròn bốn mươi năm, một thiên sứ của Chúa đã hiện ra với người, trong đồng vắng Núi Si-na-i, trong ngọn lửa, nơi một bụi gai. 31 Môi-se đã thấy và ngạc nhiên về khải tượng. Ông đã đến gần để xem. Kìa! Tiếng của Chúa đã đến với ông: 32 "Ta là Đức Chúa Trời của các tổ phụ của ngươi: Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của I-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp." Môi-se đã trở nên run sợ, chẳng dám nhìn xem. [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:6, 15] 33 Chúa đã phán với ông: "Hãy cởi giày khỏi chân của ngươi! Vì trong chỗ mà ngươi đứng là đất thánh. 34 Ta đã xem. Ta đã thấy sự khốn khổ của dân Ta trong xứ Ê-díp-tô. Ta đã nghe sự than thở của chúng nó, và xuống để giải cứu chúng nó. Bây giờ, hãy đến! Ta sẽ sai ngươi vào xứ Ê-díp-tô." [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:5, 7, 8a, 10a] 35 Môi-se này mà họ đã chối bỏ, đã nói: "Ai đã lập ngươi làm người cai trị và quan án?" Này là người Đức Chúa Trời đã sai làm người cai trị và người giải cứu, bởi tay của thiên sứ đã hiện ra với người trong bụi gai. 36 Người đã dẫn họ ra khỏi, đã làm những phép lạ và những dấu lạ trong đất Ê-díp-tô, trên Biển Đỏ, và trong đồng vắng bốn mươi năm. 37 Ấy là Môi-se đã nói với con cháu I-sơ-ra-ên rằng: "Chúa, Đức Chúa Trời của các ngươi sẽ dấy lên cho các ngươi, từ những anh em của các ngươi, một tiên tri giống như ta. Các ngươi sẽ nghe Ngài." [Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:15] 38 Ấy là người, trong hội chúng, trong đồng vắng, đã ở với thiên sứ đã phán với người trên Núi Si-na-i, và với các tổ phụ của chúng ta. Người đã nhận lấy những Lời Sự Sống để trao lại cho chúng ta. 39 Người mà các tổ phụ của chúng ta đã không muốn trở nên vâng lời, nhưng đã đẩy người ra và lòng của họ đã xoay lại, hướng về xứ Ê-díp-tô. 40 Họ đã bảo A-rôn: "Hãy làm cho chúng ta các thần để đi trước chúng ta. Vì Môi-se này, người đã dẫn chúng ta ra khỏi đất Ê-díp-tô, chúng ta chẳng biết điều gì đã xảy đến cho người." [Xuất Ê-díp-tô Ký 32:1] 41 Trong các ngày đó, họ đã làm một tượng bò con, dâng tế lễ cho tượng; và vui mừng trong các việc làm của tay họ. 42 Đức Chúa Trời đã xoay khỏi và để mặc họ phụng sự cơ binh trên trời, như đã chép trong Sách Các Tiên Tri: "Hỡi nhà I-sơ-ra-ên! Chẳng phải các ngươi đã đem cho Ta những con sinh và những sinh tế, trong bốn mươi năm ở nơi đồng vắng? 43 Thế mà các ngươi đã khiêng lều trại của Mo-lóc và ngôi sao của Đức Chúa Trời Rom-phan của các ngươi, những hình tượng mà các ngươi đã làm ra để thờ lạy chúng. Ta sẽ dời các ngươi qua bên kia của Ba-bi-lôn." [A-mốt 5:25-27] 44 Đền Tạm Chứng Cớ vốn ở giữa các tổ phụ của chúng ta, trong đồng vắng; như Ngài đã truyền, phán với Môi-se. Người đã làm nó y theo kiểu mẫu mà người đã thấy. 45 Đền ấy các tổ phụ của chúng ta đã thừa kế, cùng Giô-suê đem vào trong xứ sở hữu của các dân ngoại mà Đức Chúa Trời đã đuổi khỏi trước mặt các tổ phụ của chúng ta, cho tới các ngày của Đa-vít.
46 Người đã tìm được ơn trước Đức Chúa Trời, và xin tìm một chỗ ở cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 47 Nhưng Sa-lô-môn đã cất cho Ngài một ngôi nhà. 48 Tuy nhiên, Đấng Rất Cao chẳng ở trong các đền thờ làm bởi tay người, như đấng tiên tri đã nói: 49 Chúa phán: "Trời là ngai của Ta. Đất là bệ chân của Ta. Nhà nào các ngươi sẽ cất cho Ta? Hay nơi nào là chỗ nghỉ của Ta? 50 Chẳng phải tay của Ta đã dựng nên mọi vật này sao?" [Ê-sai 66:1-2]
Thưa Cha, trong phân đoạn này, con suy ngẫm về quá trình Môi-se được mẹ ông nuôi dưỡng tại nhà trong ba năm đầu đời, về sự Chúa chuẩn bị ông trong 80 năm, về những Lời Sự Sống được trao cho con dân Chúa.
1. Con nghĩ rằng, vì mẹ Môi-se biết rằng khi con thôi bú thì bà phải giao con lại cho công chúa nên bà đã tranh thủ từng chút thời gian trong ba năm đầu đời để dạy dỗ Môi-se. Mẹ đã dạy Môi-se biết về cội nguồn của dân tộc, về tổ phụ Áp-ra-ham, I-sác, Gia-cốp, và về những điều Thiên Chúa phán dạy các tổ phụ.
Khi ngẫm nghĩ về tình yêu thương mà mẹ của Môi-se dành cho ông con, nhớ tới một bài viết mới đọc gần đây về thí nghiệm của Harry Harlow, về tầm quan trọng của sự ôm ấp và tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ nhỏ [1]. Thí nghiệm chứng minh sự gắn kết giữa mẹ và con không chỉ dựa trên thức ăn, mà còn cần tình yêu thương, sự ôm ấp, và tiếp xúc cơ thể để trẻ phát triển bình thường.
Nhờ sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của mẹ mà Môi-se có nền tảng đức tin vững chắc vào Thiên Chúa, như tấm gương của các tổ phụ. Khi ngẫm nghĩ về điều này, con cũng cảm tạ Cha đã ban ơn cho vợ chồng con trong việc nuôi dạy con. Trong việc dạy học cho các con, con luôn cho chúng nó học Lời Chúa trước khi học các môn học khác. Vì con tin rằng khi chúng biết kính sợ Chúa và có sự hiểu biết về Chúa thì tự nhiên chúng sẽ học giỏi các môn học khác.
2. Con hiểu rằng, Chúa đã chuẩn bị Môi-se trong 80 năm để dùng ông giải cứu dân I-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ xứ Ê-díp-tô. 40 năm đầu chủ yếu để ông tránh khỏi nạn giết hại các bé trai sơ sinh người I-sơ-ra-ên của Pha-ra-ôn. 40 năm sau, lưu lạc trong xứ Ma-đi-an làm người chăn chiên. Có lẽ, qua sự từ bỏ địa vị con trai của con gái Pha-ra-ôn và chịu cực khổ chăm sóc bầy chiên, Chúa muốn rèn tập ông bỏ đi tính nóng vội, biết kiên nhẫn chờ đợi, học tập sự nhu mì, khiêm nhường, kiên trì trong công việc. Là những điều mà ông cần có để chăn dắt dân sự của Chúa trong 40 năm tiếp theo.
3. Khi ngẫm nghĩ về việc Môi-se nhận những Lời Sự Sống và trao lại cho dân sự, con cảm tạ Cha và biết ơn Ngài vì Ngài cũng đã dùng người chăn để trao lại cho con những Lời Sự Sống. Nhờ sự hiểu biết Lời Chúa qua sự giảng giải của người chăn mà hôm nay con được đứng vững trong Chúa.
4. Suy ngẫm lời giảng giải của Ê-tiên về Đền Tạm và Đền Thờ của Thiên Chúa, con hiểu rằng, Đền Tạm và Đền Thờ cùng những lễ nghi được Thiên Chúa thiết lập là để con dân Chúa nhìn biết sự hiện diện của Chúa và học biết ý nghĩa của những sự ấy. Nghĩa là qua đó mà con dân Chúa có tấm lòng kính sợ và tin cậy Chúa chứ không phải chú trọng vào hình thức tôn giáo bên ngoài. Tiếc thay, ngày nay, người ta thường chú trọng vào hình thức bên ngoài, hơn là chú trọng vào mối tương giao mật thiết với Chúa và lắng nghe sự phán dạy của Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Mỗi ngày suy ngẫm Lời Ngài khiến con được vui thỏa và có sức mới để làm các công việc khác. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Ngọc Tú
-------------------------------------------- [1] Tóm tắt thí nghiệm của Harry Harlow bằng ChatGPT:
Thí nghiệm của Harry Harlow vào những năm 1950–1960 về tầm quan trọng của sự ôm ấp và tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Chi tiết thí nghiệm của Harry Harlow
Harlow là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông đã thực hiện một loạt thí nghiệm trên khỉ con để nghiên cứu về sự gắn kết giữa mẹ và con.
Ông tách khỉ con ra khỏi mẹ ngay từ khi mới sinh và đưa chúng vào một môi trường có hai "người mẹ" giả làm bằng vật liệu khác nhau:
- Một mẹ bằng dây thép, nhưng có bình sữa để cung cấp thức ăn. - Một mẹ bằng vải mềm, không có sữa nhưng mang lại sự ấm áp.
2. Kết quả của thí nghiệm
- Khỉ con dành phần lớn thời gian ôm ấp mẹ bằng vải mềm, chỉ đến mẹ bằng thép khi cần ăn. - Khi bị đe dọa hoặc sợ hãi, khỉ con tìm đến mẹ bằng vải mềm để được an ủi, chứ không phải mẹ bằng thép. - Những con khỉ không có mẹ vải mềm lớn lên với tâm lý bất thường, sợ hãi, lo âu, khó giao tiếp với các con khỉ khác.
3. Ý nghĩa của thí nghiệm
Harlow đã chứng minh rằng sự gắn kết giữa mẹ và con không chỉ dựa trên thức ăn, mà còn cần tình yêu thương, sự ôm ấp, và tiếp xúc cơ thể để trẻ phát triển bình thường. Nếu thiếu điều này, đứa trẻ hoặc con vật có thể bị rối loạn tâm lý, gặp khó khăn trong tương tác xã hội và cảm xúc.
Thí nghiệm này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học phát triển, giáo dục trẻ em, và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Nó cũng giúp thay đổi quan điểm về việc chăm sóc trẻ trong các trại trẻ mồ côi, nơi mà trước đó chỉ tập trung vào dinh dưỡng mà bỏ qua sự âu yếm và tương tác tình cảm.
Công Vụ Các Sứ Đồ 7:23-50 Bài Giảng của Ê-tiên – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con trong việc dạy học cho các con và làm hoạt hình Thánh Kinh. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho con trong việc viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 7:23-50.
23 Khi người đã tròn bốn mươi tuổi, trong lòng người đã dấy lên sự muốn đi thăm các anh em mình, là con cháu I-sơ-ra-ên.
24 Người đã thấy một người kia bị hà hiếp, nên đã bênh vực và làm sự báo thù cho kẻ bị hà hiếp, đánh chết người Ê-díp-tô.
25 Người đã tưởng các anh em mình sẽ hiểu rằng, Đức Chúa Trời đã ban sự giải cứu họ qua tay mình; nhưng họ chẳng hiểu.
26 Ngày kế tiếp, người đã tỏ mình với họ, khi họ đang đánh nhau, và khuyên bảo họ vào sự giải hòa, rằng: "Hỡi quý anh, quý anh là anh em, sao hà hiếp nhau?"
27 Nhưng kẻ hà hiếp người lân cận đã đẩy người ra, nói: "Ai đã lập ngươi làm người cai trị và quan án trên chúng ta?
28 Chẳng lẽ ngươi muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô ấy, ngày hôm qua?" [Xuất Ê-díp-tô Ký 2:14]
29 Môi-se đã trốn đi bởi lời ấy, và trở nên người kiều ngụ trong đất Ma-đi-an, nơi người đã sinh hai con trai. [Xuất Ê-díp-tô Ký 2:15-22]
30 Khi đã tròn bốn mươi năm, một thiên sứ của Chúa đã hiện ra với người, trong đồng vắng Núi Si-na-i, trong ngọn lửa, nơi một bụi gai.
31 Môi-se đã thấy và ngạc nhiên về khải tượng. Ông đã đến gần để xem. Kìa! Tiếng của Chúa đã đến với ông:
32 "Ta là Đức Chúa Trời của các tổ phụ của ngươi: Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của I-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp." Môi-se đã trở nên run sợ, chẳng dám nhìn xem. [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:6, 15]
33 Chúa đã phán với ông: "Hãy cởi giày khỏi chân của ngươi! Vì trong chỗ mà ngươi đứng là đất thánh.
34 Ta đã xem. Ta đã thấy sự khốn khổ của dân Ta trong xứ Ê-díp-tô. Ta đã nghe sự than thở của chúng nó, và xuống để giải cứu chúng nó. Bây giờ, hãy đến! Ta sẽ sai ngươi vào xứ Ê-díp-tô." [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:5, 7, 8a, 10a]
35 Môi-se này mà họ đã chối bỏ, đã nói: "Ai đã lập ngươi làm người cai trị và quan án?" Này là người Đức Chúa Trời đã sai làm người cai trị và người giải cứu, bởi tay của thiên sứ đã hiện ra với người trong bụi gai.
36 Người đã dẫn họ ra khỏi, đã làm những phép lạ và những dấu lạ trong đất Ê-díp-tô, trên Biển Đỏ, và trong đồng vắng bốn mươi năm.
37 Ấy là Môi-se đã nói với con cháu I-sơ-ra-ên rằng: "Chúa, Đức Chúa Trời của các ngươi sẽ dấy lên cho các ngươi, từ những anh em của các ngươi, một tiên tri giống như ta. Các ngươi sẽ nghe Ngài." [Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:15]
38 Ấy là người, trong hội chúng, trong đồng vắng, đã ở với thiên sứ đã phán với người trên Núi Si-na-i, và với các tổ phụ của chúng ta. Người đã nhận lấy những Lời Sự Sống để trao lại cho chúng ta.
39 Người mà các tổ phụ của chúng ta đã không muốn trở nên vâng lời, nhưng đã đẩy người ra và lòng của họ đã xoay lại, hướng về xứ Ê-díp-tô.
40 Họ đã bảo A-rôn: "Hãy làm cho chúng ta các thần để đi trước chúng ta. Vì Môi-se này, người đã dẫn chúng ta ra khỏi đất Ê-díp-tô, chúng ta chẳng biết điều gì đã xảy đến cho người." [Xuất Ê-díp-tô Ký 32:1]
41 Trong các ngày đó, họ đã làm một tượng bò con, dâng tế lễ cho tượng; và vui mừng trong các việc làm của tay họ.
42 Đức Chúa Trời đã xoay khỏi và để mặc họ phụng sự cơ binh trên trời, như đã chép trong Sách Các Tiên Tri: "Hỡi nhà I-sơ-ra-ên! Chẳng phải các ngươi đã đem cho Ta những con sinh và những sinh tế, trong bốn mươi năm ở nơi đồng vắng?
43 Thế mà các ngươi đã khiêng lều trại của Mo-lóc và ngôi sao của Đức Chúa Trời Rom-phan của các ngươi, những hình tượng mà các ngươi đã làm ra để thờ lạy chúng. Ta sẽ dời các ngươi qua bên kia của Ba-bi-lôn." [A-mốt 5:25-27]
44 Đền Tạm Chứng Cớ vốn ở giữa các tổ phụ của chúng ta, trong đồng vắng; như Ngài đã truyền, phán với Môi-se. Người đã làm nó y theo kiểu mẫu mà người đã thấy.
45 Đền ấy các tổ phụ của chúng ta đã thừa kế, cùng Giô-suê đem vào trong xứ sở hữu của các dân ngoại mà Đức Chúa Trời đã đuổi khỏi trước mặt các tổ phụ của chúng ta, cho tới các ngày của Đa-vít.
46 Người đã tìm được ơn trước Đức Chúa Trời, và xin tìm một chỗ ở cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp.
47 Nhưng Sa-lô-môn đã cất cho Ngài một ngôi nhà.
48 Tuy nhiên, Đấng Rất Cao chẳng ở trong các đền thờ làm bởi tay người, như đấng tiên tri đã nói:
49 Chúa phán: "Trời là ngai của Ta. Đất là bệ chân của Ta. Nhà nào các ngươi sẽ cất cho Ta? Hay nơi nào là chỗ nghỉ của Ta?
50 Chẳng phải tay của Ta đã dựng nên mọi vật này sao?" [Ê-sai 66:1-2]
Thưa Cha, trong phân đoạn này, con suy ngẫm về quá trình Môi-se được mẹ ông nuôi dưỡng tại nhà trong ba năm đầu đời, về sự Chúa chuẩn bị ông trong 80 năm, về những Lời Sự Sống được trao cho con dân Chúa.
1. Con nghĩ rằng, vì mẹ Môi-se biết rằng khi con thôi bú thì bà phải giao con lại cho công chúa nên bà đã tranh thủ từng chút thời gian trong ba năm đầu đời để dạy dỗ Môi-se. Mẹ đã dạy Môi-se biết về cội nguồn của dân tộc, về tổ phụ Áp-ra-ham, I-sác, Gia-cốp, và về những điều Thiên Chúa phán dạy các tổ phụ.
Khi ngẫm nghĩ về tình yêu thương mà mẹ của Môi-se dành cho ông con, nhớ tới một bài viết mới đọc gần đây về thí nghiệm của Harry Harlow, về tầm quan trọng của sự ôm ấp và tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ nhỏ [1]. Thí nghiệm chứng minh sự gắn kết giữa mẹ và con không chỉ dựa trên thức ăn, mà còn cần tình yêu thương, sự ôm ấp, và tiếp xúc cơ thể để trẻ phát triển bình thường.
Nhờ sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của mẹ mà Môi-se có nền tảng đức tin vững chắc vào Thiên Chúa, như tấm gương của các tổ phụ. Khi ngẫm nghĩ về điều này, con cũng cảm tạ Cha đã ban ơn cho vợ chồng con trong việc nuôi dạy con. Trong việc dạy học cho các con, con luôn cho chúng nó học Lời Chúa trước khi học các môn học khác. Vì con tin rằng khi chúng biết kính sợ Chúa và có sự hiểu biết về Chúa thì tự nhiên chúng sẽ học giỏi các môn học khác.
2. Con hiểu rằng, Chúa đã chuẩn bị Môi-se trong 80 năm để dùng ông giải cứu dân I-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ xứ Ê-díp-tô. 40 năm đầu chủ yếu để ông tránh khỏi nạn giết hại các bé trai sơ sinh người I-sơ-ra-ên của Pha-ra-ôn. 40 năm sau, lưu lạc trong xứ Ma-đi-an làm người chăn chiên. Có lẽ, qua sự từ bỏ địa vị con trai của con gái Pha-ra-ôn và chịu cực khổ chăm sóc bầy chiên, Chúa muốn rèn tập ông bỏ đi tính nóng vội, biết kiên nhẫn chờ đợi, học tập sự nhu mì, khiêm nhường, kiên trì trong công việc. Là những điều mà ông cần có để chăn dắt dân sự của Chúa trong 40 năm tiếp theo.
3. Khi ngẫm nghĩ về việc Môi-se nhận những Lời Sự Sống và trao lại cho dân sự, con cảm tạ Cha và biết ơn Ngài vì Ngài cũng đã dùng người chăn để trao lại cho con những Lời Sự Sống. Nhờ sự hiểu biết Lời Chúa qua sự giảng giải của người chăn mà hôm nay con được đứng vững trong Chúa.
4. Suy ngẫm lời giảng giải của Ê-tiên về Đền Tạm và Đền Thờ của Thiên Chúa, con hiểu rằng, Đền Tạm và Đền Thờ cùng những lễ nghi được Thiên Chúa thiết lập là để con dân Chúa nhìn biết sự hiện diện của Chúa và học biết ý nghĩa của những sự ấy. Nghĩa là qua đó mà con dân Chúa có tấm lòng kính sợ và tin cậy Chúa chứ không phải chú trọng vào hình thức tôn giáo bên ngoài. Tiếc thay, ngày nay, người ta thường chú trọng vào hình thức bên ngoài, hơn là chú trọng vào mối tương giao mật thiết với Chúa và lắng nghe sự phán dạy của Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Mỗi ngày suy ngẫm Lời Ngài khiến con được vui thỏa và có sức mới để làm các công việc khác. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
--------------------------------------------
[1] Tóm tắt thí nghiệm của Harry Harlow bằng ChatGPT:
Thí nghiệm của Harry Harlow vào những năm 1950–1960 về tầm quan trọng của sự ôm ấp và tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Chi tiết thí nghiệm của Harry Harlow
Harlow là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông đã thực hiện một loạt thí nghiệm trên khỉ con để nghiên cứu về sự gắn kết giữa mẹ và con.
Ông tách khỉ con ra khỏi mẹ ngay từ khi mới sinh và đưa chúng vào một môi trường có hai "người mẹ" giả làm bằng vật liệu khác nhau:
- Một mẹ bằng dây thép, nhưng có bình sữa để cung cấp thức ăn.
- Một mẹ bằng vải mềm, không có sữa nhưng mang lại sự ấm áp.
2. Kết quả của thí nghiệm
- Khỉ con dành phần lớn thời gian ôm ấp mẹ bằng vải mềm, chỉ đến mẹ bằng thép khi cần ăn.
- Khi bị đe dọa hoặc sợ hãi, khỉ con tìm đến mẹ bằng vải mềm để được an ủi, chứ không phải mẹ bằng thép.
- Những con khỉ không có mẹ vải mềm lớn lên với tâm lý bất thường, sợ hãi, lo âu, khó giao tiếp với các con khỉ khác.
3. Ý nghĩa của thí nghiệm
Harlow đã chứng minh rằng sự gắn kết giữa mẹ và con không chỉ dựa trên thức ăn, mà còn cần tình yêu thương, sự ôm ấp, và tiếp xúc cơ thể để trẻ phát triển bình thường. Nếu thiếu điều này, đứa trẻ hoặc con vật có thể bị rối loạn tâm lý, gặp khó khăn trong tương tác xã hội và cảm xúc.
Thí nghiệm này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học phát triển, giáo dục trẻ em, và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Nó cũng giúp thay đổi quan điểm về việc chăm sóc trẻ trong các trại trẻ mồ côi, nơi mà trước đó chỉ tập trung vào dinh dưỡng mà bỏ qua sự âu yếm và tương tác tình cảm.
***