Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 6:15-20 Sự Thành Tín của Đức Chúa Trời – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày Sa-bát bình an, phước hạnh, được nhóm hiệp thờ phượng Ngài cùng các anh chị em của con. Con cảm tạ Cha giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 6:15-20.
15 Và đã kiên trì đợi chờ như vậy, người nhận được lời hứa.
Câu 15: Thưa Cha, con hiểu rằng, mặc dù câu 14 nhắc lại sự kiện Đức Chúa Trời thề ban phước cho Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 22:16-17, là thời điểm Chúa đã ban cho Áp-ra-ham có I-sác. Tuy nhiên, sự kiện Áp-ra-ham kiên trì đợi chờ lời hứa của Chúa đã bắt đầu từ khi Chúa gọi ông ra khỏi xứ Cha-ran đi đến xứ Ca-na-an (Sáng Thế Ký 12:1-3). Khi ấy Chúa đã hứa làm cho ông thành một dân lớn, đồng nghĩa với việc ông ắt hẳn sẽ có con nối dõi. Lời hứa đó được Chúa lặp lại trong Sáng Thế Ký 15:4-5. Như vậy, tính từ lúc Chúa gọi ông ra khỏi xứ Cha-ran (lúc 75 tuổi) đến khi có I-sác (lúc 100 tuổi) thì Áp-ra-ham đã kiên trì chờ đợi lời hứa của Chúa trong suốt 25 năm. Ngoài ra, khi I-sác được 60 tuổi sinh Ê-sau và Gia-cốp thì Áp-ra-ham vẫn còn sống (ông thọ 175 tuổi), có nghĩa là Áp-ra-ham đã nhìn thấy dòng dõi mình đến đời thứ ba khi còn sống. Như vậy, coi như Áp-ra-ham đã nhận được lời Chúa hứa về việc Ngài sẽ ban phước cho ông và dòng dõi của ông, mặc dù lúc ông qua đời thì lời hứa ấy mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
16 Vì thực tế, nhiều người thường bởi một Đấng vĩ đại mà thề. Đối với họ, mỗi sự thuộc về sự tranh cãi thì sự khẳng định trong lời thề là sự kết thúc.
Câu 16: Con hiểu rằng, khi gặp phải sự tranh cãi về một điều gì đó thì loài người dùng cách nhân danh một thần linh mà họ cho là cao trọng, vĩ đại để thề, với ý nghĩa cam kết điều mình nói là sự thật. Tuy nhiên, vì loài người sống trong tội lỗi nên thực tế biết bao lời thề chỉ là thề dối.
17 Trong sự ấy, Đức Chúa Trời muốn càng tỏ ra cho những người thừa tự lời hứa sự không thay đổi ý muốn của Ngài, Ngài đã khẳng định bởi lời thề.
Câu 17: Con hiểu rằng, câu này Phao-lô nhắc lại sự kiện Đức Chúa Trời thề làm thành lời Ngài hứa với Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 22:16-17. Qua câu này mà con hiểu thêm rằng, Đức Chúa Trời phát lời thề không chỉ dành riêng cho Áp-ra-ham mà còn dành cho dòng dõi của ông, cho cả dòng dõi về xác thịt là dân I-sơ-ra-ên và dòng dõi về phương diện thuộc linh, là những người thật lòng tin nhận Tin Lành.
18 Bởi hai sự kiện không thể thay đổi, trong chúng Thiên Chúa không thể nói dối, mà chúng ta, những người tìm nơi trú ẩn, có sự an ủi vững chắc, nắm giữ sự trông cậy được đặt trước chúng ta.
Câu 18: Con hiểu rằng, bởi hai sự kiện không thể thay đổi là bởi ý muốn của Thiên Chúa trên dân I-sơ-ra-ên, là dòng dõi về xác thịt của Áp-ra-ham và trên Hội Thánh, là dòng dõi về phương diện thuộc linh của Áp-ra-ham. Những người I-sơ-ra-ên tin nhận Tin Lành mà Phao-lô viết thư Hê-bơ-rơ này gửi cho, là một nhóm người đặc biệt được hưởng cả lời Chúa hứa cho dân I-sơ-ra-ên lẫn cho Hội Thánh.
Con dân Chúa được gọi là "những người tìm nơi trú ẩn" vì họ cảm biết sự bất lực của bản thân trước sức mạnh và hậu quả của tội lỗi, họ mong tìm nơi ẩn trú để thoát khỏi mọi án phạt trên tội lỗi. Vì thế khi một người thật lòng tin nhận Tin Lành thì đồng thời họ cũng tìm thấy được sự an ủi vững chắc. Gọi là sự "an ủi vững chắc" vì là sự an ủi đến từ Thiên Chúa và thật sự giúp người tin nhận Tin Lành trút bỏ được hết mọi ưu phiền do gánh nặng của tội lỗi.
"Sự trông cậy được đặt trước chúng ta" là mọi lời phán hứa của Thiên Chúa dành cho những ai trung tín với Chúa cho đến cuối cùng. Sau khi tin nhận Tin Lành, một người tiếp tục tìm kiếm Chúa qua Lời của Ngài thì sẽ khám phá ra rất nhiều lời hứa của Chúa dành cho con dân của Ngài. Người thật lòng tin Chúa sẽ rất vui mừng khi đọc thấy các lời hứa ấy.
19 Điều ấy chúng ta nắm giữ như cái neo của linh hồn, chẳng những chắc chắn mà còn vững vàng, đi vào bên trong tấm màn,
20 nơi mà Đấng đi trước cho chúng ta, Đức Chúa Jesus, đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm vĩnh cửu, theo ban Mên-chi-xê-đéc.
Câu 19 và 20: Con hiểu rằng, "điều ấy chúng ta nắm giữ như cái neo của linh hồn" nghĩa là các lời hứa của Thiên Chúa sẽ là nguồn động lực to lớn trong một người, giúp người ấy giữ vững đức tin, kiên trì sống chịu khổ vì danh Chúa. Bản thân con cũng hay tưởng tượng về cuộc sống trong Vương Quốc Trời, về quyền đồng trị với Đấng Christ, về Lễ Cưới Chiên Con, về sự vinh quang bao phủ một người... Con nghĩ là nếu các con dân Chúa cứ nuôi dưỡng những suy tưởng thú vị về cuộc sống đời sau thì điều đó sẽ trở thành một nguồn động lực to lớn giúp mỗi người vượt qua được những gian nan, khó khăn hiện tại.
"Đi vào bên trong tấm màn": tấm màn trong đền tạm ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh, mang ý nghĩa ngăn cách giữa loài người tội lỗi với Đức Chúa Trời Thánh Khiết. Bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ mà tấm màn ngăn cách ấy bị cất đi. Từ đó bất cứ ai thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ thì đều được đến gần Đức Chúa Trời.
Qua lời giảng của người chăn mà con hiểu được là, hiện tại thì mỗi con dân Chúa được diện kiến Đức Chúa Trời trong tâm thần. Đức Chúa Jesus Christ đi trước chúng ta, nghĩa là Ngài là người đầu tiên đi vào trong nơi chí thánh ở trên trời, đối diện với Đức Chúa Trời và trở nên thầy tễ lễ thượng phẩm vĩnh cửu. Những ai thật lòng tin nhận Tin Lành và sống trung tín cho đến cuối cùng, thì thân thể xác thịt sẽ được phục sinh hoặc được biến hóa, sau đó được đi vào nơi chí thánh trên trời đối diện với Đức Chúa Trời.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này xin Cha ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Xin Cha ban ơn trên một tuần mới của chúng con. Xin Cha tiếp tục ban ơn cho vợ chồng con trong việc dạy học cho các con, đặc biệt là dạy chúng hiểu biết về Chúa. Xin Cha cũng tiếp tục ban ơn cho con trong việc lập trình nhu liệu. Hy vọng rằng con sẽ làm được một nhu liệu AI cho Hội Thánh, giúp ích cho việc tra cứu các bài giảng, và để lại cho thế gian trước khi ra đi với Chúa. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú ...
Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 6:15-20 Sự Thành Tín của Đức Chúa Trời – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày Sa-bát bình an, phước hạnh, được nhóm hiệp thờ phượng Ngài cùng các anh chị em của con. Con cảm tạ Cha giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 6:15-20.
15 Và đã kiên trì đợi chờ như vậy, người nhận được lời hứa.
Câu 15: Thưa Cha, con hiểu rằng, mặc dù câu 14 nhắc lại sự kiện Đức Chúa Trời thề ban phước cho Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 22:16-17, là thời điểm Chúa đã ban cho Áp-ra-ham có I-sác. Tuy nhiên, sự kiện Áp-ra-ham kiên trì đợi chờ lời hứa của Chúa đã bắt đầu từ khi Chúa gọi ông ra khỏi xứ Cha-ran đi đến xứ Ca-na-an (Sáng Thế Ký 12:1-3). Khi ấy Chúa đã hứa làm cho ông thành một dân lớn, đồng nghĩa với việc ông ắt hẳn sẽ có con nối dõi. Lời hứa đó được Chúa lặp lại trong Sáng Thế Ký 15:4-5. Như vậy, tính từ lúc Chúa gọi ông ra khỏi xứ Cha-ran (lúc 75 tuổi) đến khi có I-sác (lúc 100 tuổi) thì Áp-ra-ham đã kiên trì chờ đợi lời hứa của Chúa trong suốt 25 năm. Ngoài ra, khi I-sác được 60 tuổi sinh Ê-sau và Gia-cốp thì Áp-ra-ham vẫn còn sống (ông thọ 175 tuổi), có nghĩa là Áp-ra-ham đã nhìn thấy dòng dõi mình đến đời thứ ba khi còn sống. Như vậy, coi như Áp-ra-ham đã nhận được lời Chúa hứa về việc Ngài sẽ ban phước cho ông và dòng dõi của ông, mặc dù lúc ông qua đời thì lời hứa ấy mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
16 Vì thực tế, nhiều người thường bởi một Đấng vĩ đại mà thề. Đối với họ, mỗi sự thuộc về sự tranh cãi thì sự khẳng định trong lời thề là sự kết thúc.
Câu 16: Con hiểu rằng, khi gặp phải sự tranh cãi về một điều gì đó thì loài người dùng cách nhân danh một thần linh mà họ cho là cao trọng, vĩ đại để thề, với ý nghĩa cam kết điều mình nói là sự thật. Tuy nhiên, vì loài người sống trong tội lỗi nên thực tế biết bao lời thề chỉ là thề dối.
17 Trong sự ấy, Đức Chúa Trời muốn càng tỏ ra cho những người thừa tự lời hứa sự không thay đổi ý muốn của Ngài, Ngài đã khẳng định bởi lời thề.
Câu 17: Con hiểu rằng, câu này Phao-lô nhắc lại sự kiện Đức Chúa Trời thề làm thành lời Ngài hứa với Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 22:16-17. Qua câu này mà con hiểu thêm rằng, Đức Chúa Trời phát lời thề không chỉ dành riêng cho Áp-ra-ham mà còn dành cho dòng dõi của ông, cho cả dòng dõi về xác thịt là dân I-sơ-ra-ên và dòng dõi về phương diện thuộc linh, là những người thật lòng tin nhận Tin Lành.
18 Bởi hai sự kiện không thể thay đổi, trong chúng Thiên Chúa không thể nói dối, mà chúng ta, những người tìm nơi trú ẩn, có sự an ủi vững chắc, nắm giữ sự trông cậy được đặt trước chúng ta.
Câu 18: Con hiểu rằng, bởi hai sự kiện không thể thay đổi là bởi ý muốn của Thiên Chúa trên dân I-sơ-ra-ên, là dòng dõi về xác thịt của Áp-ra-ham và trên Hội Thánh, là dòng dõi về phương diện thuộc linh của Áp-ra-ham. Những người I-sơ-ra-ên tin nhận Tin Lành mà Phao-lô viết thư Hê-bơ-rơ này gửi cho, là một nhóm người đặc biệt được hưởng cả lời Chúa hứa cho dân I-sơ-ra-ên lẫn cho Hội Thánh.
Con dân Chúa được gọi là "những người tìm nơi trú ẩn" vì họ cảm biết sự bất lực của bản thân trước sức mạnh và hậu quả của tội lỗi, họ mong tìm nơi ẩn trú để thoát khỏi mọi án phạt trên tội lỗi. Vì thế khi một người thật lòng tin nhận Tin Lành thì đồng thời họ cũng tìm thấy được sự an ủi vững chắc. Gọi là sự "an ủi vững chắc" vì là sự an ủi đến từ Thiên Chúa và thật sự giúp người tin nhận Tin Lành trút bỏ được hết mọi ưu phiền do gánh nặng của tội lỗi.
"Sự trông cậy được đặt trước chúng ta" là mọi lời phán hứa của Thiên Chúa dành cho những ai trung tín với Chúa cho đến cuối cùng. Sau khi tin nhận Tin Lành, một người tiếp tục tìm kiếm Chúa qua Lời của Ngài thì sẽ khám phá ra rất nhiều lời hứa của Chúa dành cho con dân của Ngài. Người thật lòng tin Chúa sẽ rất vui mừng khi đọc thấy các lời hứa ấy.
19 Điều ấy chúng ta nắm giữ như cái neo của linh hồn, chẳng những chắc chắn mà còn vững vàng, đi vào bên trong tấm màn,
20 nơi mà Đấng đi trước cho chúng ta, Đức Chúa Jesus, đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm vĩnh cửu, theo ban Mên-chi-xê-đéc.
Câu 19 và 20: Con hiểu rằng, "điều ấy chúng ta nắm giữ như cái neo của linh hồn" nghĩa là các lời hứa của Thiên Chúa sẽ là nguồn động lực to lớn trong một người, giúp người ấy giữ vững đức tin, kiên trì sống chịu khổ vì danh Chúa. Bản thân con cũng hay tưởng tượng về cuộc sống trong Vương Quốc Trời, về quyền đồng trị với Đấng Christ, về Lễ Cưới Chiên Con, về sự vinh quang bao phủ một người... Con nghĩ là nếu các con dân Chúa cứ nuôi dưỡng những suy tưởng thú vị về cuộc sống đời sau thì điều đó sẽ trở thành một nguồn động lực to lớn giúp mỗi người vượt qua được những gian nan, khó khăn hiện tại.
"Đi vào bên trong tấm màn": tấm màn trong đền tạm ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh, mang ý nghĩa ngăn cách giữa loài người tội lỗi với Đức Chúa Trời Thánh Khiết. Bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ mà tấm màn ngăn cách ấy bị cất đi. Từ đó bất cứ ai thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ thì đều được đến gần Đức Chúa Trời.
Qua lời giảng của người chăn mà con hiểu được là, hiện tại thì mỗi con dân Chúa được diện kiến Đức Chúa Trời trong tâm thần. Đức Chúa Jesus Christ đi trước chúng ta, nghĩa là Ngài là người đầu tiên đi vào trong nơi chí thánh ở trên trời, đối diện với Đức Chúa Trời và trở nên thầy tễ lễ thượng phẩm vĩnh cửu. Những ai thật lòng tin nhận Tin Lành và sống trung tín cho đến cuối cùng, thì thân thể xác thịt sẽ được phục sinh hoặc được biến hóa, sau đó được đi vào nơi chí thánh trên trời đối diện với Đức Chúa Trời.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này xin Cha ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Xin Cha ban ơn trên một tuần mới của chúng con. Xin Cha tiếp tục ban ơn cho vợ chồng con trong việc dạy học cho các con, đặc biệt là dạy chúng hiểu biết về Chúa. Xin Cha cũng tiếp tục ban ơn cho con trong việc lập trình nhu liệu. Hy vọng rằng con sẽ làm được một nhu liệu AI cho Hội Thánh, giúp ích cho việc tra cứu các bài giảng, và để lại cho thế gian trước khi ra đi với Chúa. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...