Nguyễn Ngọc Tú: II Cô-rinh-tô 7:8-16 Nỗi Buồn Theo Ý Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày mới Ngài ban cho con. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong II Cô-rinh-tô 7:8-16. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
8 Nếu như trong lá thư tôi cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu thì tôi không hối tiếc. Nếu tôi cũng đã hối tiếc là vì tôi thấy rằng, lá thư ấy dù sao cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu trong một lúc.
Câu 8: Thưa Cha, con hiểu rằng, lá thư Phao-lô nhắc đến ở đây là lá thư ông nhờ Tít mang đến Cô-rinh-tô, sau thư I Cô-rinh-tô. Có lẽ lá thư ấy đã làm cho Hội Thánh buồn rầu vì nội dung trong thư là lời quở trách nặng đối với Hội Thánh vì đã dung túng tội lỗi. Phao-lô khẳng định ông không hối tiếc khi viết ra những lời quở trách ấy để khiến cho Hội Thánh phải buồn rầu, vì điều ấy là cần thiết để giúp họ thức tỉnh, kịp thời ăn năn, để không bị Chúa cất chân đèn ra khỏi chỗ, nghĩa là Hội Thánh bị đem ra khỏi Cô-rinh-tô (Khải Huyền 2:5).
Phao-lô đưa ra một giả định là nếu ông có thấy hối tiếc là hối tiếc về việc đã làm cho Hội Thánh Cô-rinh-tô buồn rầu trong một thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là Phao-lô không hề muốn phải quở trách họ, không muốn phải làm họ đau lòng, như cha mẹ không hề muốn phải đánh đòn con cái khiến nó bị đau, nhưng thà nghiêm khắc sửa phạt nó để nó nên người còn hơn sau này nó hư hỏng.
9 Nay, tôi vui mừng không bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu, nhưng bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu theo ý của Thiên Chúa, mà các anh chị em đã chẳng bị thiệt hại bởi chúng tôi trong bất cứ sự gì.
10 Vì sự buồn rầu theo ý của Thiên Chúa làm thành sự hối cải, dẫn đến sự cứu rỗi, là sự buồn rầu không hối tiếc; còn sự buồn rầu của thế gian làm thành sự chết.
Câu 9 và 10: Phao-lô vui mừng vì sự ông làm cho con dân Chúa buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Đó là niềm vui của một người có tình yêu chân thật đối với người khác, giống như cha mẹ vui mừng vì sự nghiêm khắc của mình giúp con cái trở nên ngoan ngoãn. Bởi vậy, sự buồn rầu khi nhận biết mình thật sự đã phạm tội, đã xúc phạm Thiên Chúa, là sự buồn rầu đúng theo ý Chúa, để đem người phạm tội đến với sự ăn năn thật lòng. Sự buồn rầu theo ý Chúa giúp một người cảm nhận được nỗi đau đớn mình do hậu quả của tội lỗi, điều này giúp người vi phạm không dám và không còn muốn phạm tội nữa. Sự buồn rầu theo ý Chúa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vì người ấy sẽ được Chúa an ủi. Sự buồn rầu của thế gian là buồn theo ý riêng, buồn vì tự ái không đúng, buồn vì không thể tha thứ cho người làm thiệt hại mình. Sự buồn rầu của thế gian sẽ khiến một người làm ra tội và nếu không ăn năn thì sẽ càng lún sâu trong tội, mà điển hình là vì kiêu ngạo mà giận ghét anh chị em của mình, rồi tự ý dứt thông công với Hội Thánh.
11 Vì, hãy xem! Về sự này, các anh chị em đã bị buồn rầu theo ý của Thiên Chúa thì nó đã làm ra sự sốt sắng trong các anh chị em biết bao! Nào là sự nhận lỗi, nào là sự buồn giận, nào là sự kính sợ, nào là sự khao khát, nào là sự nóng cháy, nào là sự trách phạt. Trong mọi sự, các anh chị em đã phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm.
Câu 11: Vì con dân Chúa tại Cô-rinh-tô buồn rầu theo ý Chúa nên đã được Đức Thánh Linh dẫn dắt làm ra các hành động cụ thể thể hiện sự ăn năn, như: sốt sắng nhận lỗi, xin lỗi lẫn nhau; sốt sắng trong sự buồn giận chính mình vì đã phạm tội với Chúa, với anh chị em cùng Cha của mình; sốt sắng xưng tội với lòng kính sợ Chúa; khao khát nếp sống thánh khiết theo đúng Lời Chúa; nóng cháy thực hiện những điều được Chúa dạy dỗ qua Sứ Đồ Phao-lô; sốt sắng đón nhận sự trách phạt của Chúa qua Phao-lô, được truyền đạt bởi Tít. "Trong mọi sự phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm" là có ý nói mọi hành động tỏ ra lòng ăn năn, thống hối của Hội Thánh Cô-rinh-tô đều là chân thật, không có sự giả hình, đúng theo tiêu chuẩn yêu thương, công chính, thánh khiết của Chúa. Thực tế, thì có những trường hợp tỏ ra sự ăn năn chỉ là trên môi miệng, không có sự thống hối thật lòng.
12 Vậy, nếu tôi cũng đã viết cho các anh chị em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng vì cớ các anh chị em, là sự thể hiện lòng sốt sắng của chúng tôi, là sự chúng tôi vì các anh chị em, đối với các anh chị em, trước mặt của Đức Chúa Trời.
Câu 12: Phao-lô khẳng định ông viết thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô không phải để lên án, buộc tội kẻ làm sai, mặc dù ông thẳng thắn nói lên sự phạm tội; cũng không phải để an ủi những người bị sự thiệt hại. Mục đích chính của ông là vì sự an nguy chung của Hội Thánh, là thể hiện lòng sốt sắng quan tâm đến họ.
13 Qua đó, chúng tôi đã được an ủi bởi sự an ủi của các anh chị em; nhưng chúng tôi đã được vui mừng vượt trội càng hơn bởi sự vui mừng của Tít. Vì tâm thần của người đã được tươi mới từ hết thảy các anh chị em.
14 Để cho nếu tôi đã khoe bất cứ điều gì về các anh chị em với người, thì tôi chẳng bị hổ thẹn. Nhưng như chúng tôi đã nói với các anh chị em trong lẽ thật thì cũng vậy, sự khoe của chúng tôi trước Tít là lẽ thật.
15 Lòng thương cảm của người đối với các anh chị em là rất lớn, khi người nhớ lại mọi sự vâng phục của hết thảy các anh chị em; bởi cách các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy.
16 Vậy, tôi vui mừng vì tôi tin cậy trong các anh chị em trong mọi sự.
Từ câu 13 đến câu 16: "Sự an ủi của các anh chị em" là Phao-lô có thể là vừa nói đến sự con dân Chúa Cô-rinh-tô sốt sắng trong sự ăn năn, vừa nói đến những lời an ủi họ nhờ Tít gửi đến Phao-lô và các bạn của ông. Nhưng sự làm cho các sứ đồ được vui mừng càng hơn đó là sự tỏ ra vui mừng của Tít. Bởi vì chính sự tỏ ra vui mừng của Tít là một minh chứng rõ ràng về sự kết quả ăn năn của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô.
"Các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy" nghĩa là con dân Chúa tại Cô-rinh-tô đã tiếp đón Tít như một sứ giả đến từ Chúa, trong thẩm quyền của Thiên Chúa và tiếp nhận những lời quở trách sửa phạt của Phao-lô qua sự truyền đạt của Tít như là lời đến từ Thiên Chúa.
Qua sự tường thuật lại của Tít, Phao-lô vui mừng vì con dân Chúa tại Cô-rinh-tô vẫn đứng vững trong đức tin và tin cậy rằng họ sẽ tiếp tục trung tín với Chúa và làm thành mọi việc lành mà Chúa đã sắm sẵn cho họ.
Con cảm tạ Cha vì qua phân đoạn này, con cảm nhận được thêm về tấm lòng của Phao-lô đối với Hội Thánh. Con cảm tạ Cha vì được Ngài thương xót, an ủi khi con thật lòng ăn năn sau những lần vấp ngã, giúp con vượt qua những sự tự ti, mặc cảm để can đảm bước tiếp trong chức vụ. Con cảm tạ Cha! A-men!
Nguyễn Ngọc Tú: II Cô-rinh-tô 7:8-16 Nỗi Buồn Theo Ý Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày mới Ngài ban cho con. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong II Cô-rinh-tô 7:8-16. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
8 Nếu như trong lá thư tôi cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu thì tôi không hối tiếc. Nếu tôi cũng đã hối tiếc là vì tôi thấy rằng, lá thư ấy dù sao cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu trong một lúc.
Câu 8: Thưa Cha, con hiểu rằng, lá thư Phao-lô nhắc đến ở đây là lá thư ông nhờ Tít mang đến Cô-rinh-tô, sau thư I Cô-rinh-tô. Có lẽ lá thư ấy đã làm cho Hội Thánh buồn rầu vì nội dung trong thư là lời quở trách nặng đối với Hội Thánh vì đã dung túng tội lỗi. Phao-lô khẳng định ông không hối tiếc khi viết ra những lời quở trách ấy để khiến cho Hội Thánh phải buồn rầu, vì điều ấy là cần thiết để giúp họ thức tỉnh, kịp thời ăn năn, để không bị Chúa cất chân đèn ra khỏi chỗ, nghĩa là Hội Thánh bị đem ra khỏi Cô-rinh-tô (Khải Huyền 2:5).
Phao-lô đưa ra một giả định là nếu ông có thấy hối tiếc là hối tiếc về việc đã làm cho Hội Thánh Cô-rinh-tô buồn rầu trong một thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là Phao-lô không hề muốn phải quở trách họ, không muốn phải làm họ đau lòng, như cha mẹ không hề muốn phải đánh đòn con cái khiến nó bị đau, nhưng thà nghiêm khắc sửa phạt nó để nó nên người còn hơn sau này nó hư hỏng.
9 Nay, tôi vui mừng không bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu, nhưng bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu theo ý của Thiên Chúa, mà các anh chị em đã chẳng bị thiệt hại bởi chúng tôi trong bất cứ sự gì.
10 Vì sự buồn rầu theo ý của Thiên Chúa làm thành sự hối cải, dẫn đến sự cứu rỗi, là sự buồn rầu không hối tiếc; còn sự buồn rầu của thế gian làm thành sự chết.
Câu 9 và 10: Phao-lô vui mừng vì sự ông làm cho con dân Chúa buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Đó là niềm vui của một người có tình yêu chân thật đối với người khác, giống như cha mẹ vui mừng vì sự nghiêm khắc của mình giúp con cái trở nên ngoan ngoãn. Bởi vậy, sự buồn rầu khi nhận biết mình thật sự đã phạm tội, đã xúc phạm Thiên Chúa, là sự buồn rầu đúng theo ý Chúa, để đem người phạm tội đến với sự ăn năn thật lòng. Sự buồn rầu theo ý Chúa giúp một người cảm nhận được nỗi đau đớn mình do hậu quả của tội lỗi, điều này giúp người vi phạm không dám và không còn muốn phạm tội nữa. Sự buồn rầu theo ý Chúa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vì người ấy sẽ được Chúa an ủi. Sự buồn rầu của thế gian là buồn theo ý riêng, buồn vì tự ái không đúng, buồn vì không thể tha thứ cho người làm thiệt hại mình. Sự buồn rầu của thế gian sẽ khiến một người làm ra tội và nếu không ăn năn thì sẽ càng lún sâu trong tội, mà điển hình là vì kiêu ngạo mà giận ghét anh chị em của mình, rồi tự ý dứt thông công với Hội Thánh.
11 Vì, hãy xem! Về sự này, các anh chị em đã bị buồn rầu theo ý của Thiên Chúa thì nó đã làm ra sự sốt sắng trong các anh chị em biết bao! Nào là sự nhận lỗi, nào là sự buồn giận, nào là sự kính sợ, nào là sự khao khát, nào là sự nóng cháy, nào là sự trách phạt. Trong mọi sự, các anh chị em đã phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm.
Câu 11: Vì con dân Chúa tại Cô-rinh-tô buồn rầu theo ý Chúa nên đã được Đức Thánh Linh dẫn dắt làm ra các hành động cụ thể thể hiện sự ăn năn, như: sốt sắng nhận lỗi, xin lỗi lẫn nhau; sốt sắng trong sự buồn giận chính mình vì đã phạm tội với Chúa, với anh chị em cùng Cha của mình; sốt sắng xưng tội với lòng kính sợ Chúa; khao khát nếp sống thánh khiết theo đúng Lời Chúa; nóng cháy thực hiện những điều được Chúa dạy dỗ qua Sứ Đồ Phao-lô; sốt sắng đón nhận sự trách phạt của Chúa qua Phao-lô, được truyền đạt bởi Tít. "Trong mọi sự phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm" là có ý nói mọi hành động tỏ ra lòng ăn năn, thống hối của Hội Thánh Cô-rinh-tô đều là chân thật, không có sự giả hình, đúng theo tiêu chuẩn yêu thương, công chính, thánh khiết của Chúa. Thực tế, thì có những trường hợp tỏ ra sự ăn năn chỉ là trên môi miệng, không có sự thống hối thật lòng.
12 Vậy, nếu tôi cũng đã viết cho các anh chị em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng vì cớ các anh chị em, là sự thể hiện lòng sốt sắng của chúng tôi, là sự chúng tôi vì các anh chị em, đối với các anh chị em, trước mặt của Đức Chúa Trời.
Câu 12: Phao-lô khẳng định ông viết thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô không phải để lên án, buộc tội kẻ làm sai, mặc dù ông thẳng thắn nói lên sự phạm tội; cũng không phải để an ủi những người bị sự thiệt hại. Mục đích chính của ông là vì sự an nguy chung của Hội Thánh, là thể hiện lòng sốt sắng quan tâm đến họ.
13 Qua đó, chúng tôi đã được an ủi bởi sự an ủi của các anh chị em; nhưng chúng tôi đã được vui mừng vượt trội càng hơn bởi sự vui mừng của Tít. Vì tâm thần của người đã được tươi mới từ hết thảy các anh chị em.
14 Để cho nếu tôi đã khoe bất cứ điều gì về các anh chị em với người, thì tôi chẳng bị hổ thẹn. Nhưng như chúng tôi đã nói với các anh chị em trong lẽ thật thì cũng vậy, sự khoe của chúng tôi trước Tít là lẽ thật.
15 Lòng thương cảm của người đối với các anh chị em là rất lớn, khi người nhớ lại mọi sự vâng phục của hết thảy các anh chị em; bởi cách các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy.
16 Vậy, tôi vui mừng vì tôi tin cậy trong các anh chị em trong mọi sự.
Từ câu 13 đến câu 16: "Sự an ủi của các anh chị em" là Phao-lô có thể là vừa nói đến sự con dân Chúa Cô-rinh-tô sốt sắng trong sự ăn năn, vừa nói đến những lời an ủi họ nhờ Tít gửi đến Phao-lô và các bạn của ông. Nhưng sự làm cho các sứ đồ được vui mừng càng hơn đó là sự tỏ ra vui mừng của Tít. Bởi vì chính sự tỏ ra vui mừng của Tít là một minh chứng rõ ràng về sự kết quả ăn năn của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô.
"Các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy" nghĩa là con dân Chúa tại Cô-rinh-tô đã tiếp đón Tít như một sứ giả đến từ Chúa, trong thẩm quyền của Thiên Chúa và tiếp nhận những lời quở trách sửa phạt của Phao-lô qua sự truyền đạt của Tít như là lời đến từ Thiên Chúa.
Qua sự tường thuật lại của Tít, Phao-lô vui mừng vì con dân Chúa tại Cô-rinh-tô vẫn đứng vững trong đức tin và tin cậy rằng họ sẽ tiếp tục trung tín với Chúa và làm thành mọi việc lành mà Chúa đã sắm sẵn cho họ.
Con cảm tạ Cha vì qua phân đoạn này, con cảm nhận được thêm về tấm lòng của Phao-lô đối với Hội Thánh. Con cảm tạ Cha vì được Ngài thương xót, an ủi khi con thật lòng ăn năn sau những lần vấp ngã, giúp con vượt qua những sự tự ti, mặc cảm để can đảm bước tiếp trong chức vụ. Con cảm tạ Cha! A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
14/07/2023