Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 1:10-17 Thực Tế của Sự Phân Rẽ Trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô
10 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Bởi danh Jesus Christ của Chúa chúng ta, tôi khuyên các anh chị em rằng: Hết thảy hãy nói như nhau; không có những sự phân rẽ trong các anh chị em; nhưng hãy hiệp nhau trong cùng một tâm trí và trong cùng một sự phán đoán.
11 Vì, hỡi các anh chị em cùng Cha! Bởi những người thuộc nhà Cơ-lô-ê, tôi được tin về các anh chị em rằng, có những sự tranh cãi trong các anh chị em.
12 Ấy là tôi nói rằng, mỗi người thuộc các anh chị em nói: Ta thật thuộc về Phao-lô! Ta thuộc về A-bô-lô! Ta thuộc về Sê-pha! Ta thuộc về Đấng Christ!
13 Đấng Christ bị phân rẽ sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh thay cho các anh chị em? Hay là các anh chị em đã chịu báp-tem vào trong danh của Phao-lô?
14 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, vì tôi đã không báp-tem cho một ai thuộc về các anh chị em, ngoại trừ Cơ-rít-bu và Gai-út.
15 Kẻo ai đó nói rằng, tôi đã làm phép báp-tem vào trong danh của tôi.
16 Tôi cũng đã làm báp-tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài ra, tôi chẳng biết đã làm báp-tem cho ai nữa.
17 Vì Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm báp-tem nhưng để rao giảng Tin Lành; chẳng trong sự khôn khéo của lời nói, kẻo thập tự giá của Đấng Christ bị làm ra vô ích.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì buổi tối hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 1:10-17. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu.
Thưa Cha, con hiểu câu 10 như sau: Cách Sứ Đồ Phao-lô gọi các thánh đồ tại Cô-rinh-tô là các anh chị em cùng Cha là để giúp họ hiểu những lời khuyên bảo, quở trách ông viết sau đây là trong tình anh chị em trong Chúa. Câu "bởi danh Jesus Christ" là sự khẳng định những lời khuyên sau đây là đúng ý Chúa, bởi ý Chúa mà viết ra, đồng thời cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời khuyên. Vì lời nói là thể hiện suy nghĩ, quan điểm trong lòng (Ma-thi-ơ 12:34) nên con hiểu câu "hết thảy hãy nói như nhau" có nghĩa là hãy thể hiện quan điểm như nhau về cùng một vấn đề, hay nói cách khác là cùng đồng thuận, thống nhất với nhau về một vấn đề. Khi Hội Thánh cùng đồng thuận với nhau thì mới không xảy ra sự phân rẽ. Hiệp nhau trong cùng một tâm trí và trong cùng một sự phán đoán là hiệp một với nhau dựa trên cùng một sự hiểu biết về Lời Chúa và cùng phân tích, suy luận, ra quyết định về một vấn đề dựa trên Lời Chúa. Câu này cũng hàm ý, nếu người mới đến với Chúa chưa có sự hiểu biết nhiều thì người chăn, các trưởng lão có bổn phận dựa trên Lời Chúa giải thích cho người ấy hiểu, để người ấy có sự hiểu thống nhất với Hội Thánh.
Thưa Cha, con hiểu câu 11 như sau: Trước khi viết thư I Cô-rinh-tô thì Phao-lô đã nhận được tin từ người thuộc nhà Cơ-lô-ê về những sự tranh cải trong Hội Thánh Cô-rinh-tô nên ông viết thư này để quở trách, khuyên bảo, giải thích, giúp họ nhận ra vấn đề mà kịp thời ăn năn với Chúa và sửa đổi, ngăn chặn sự chia rẽ trong Hội Thánh.
Thưa Cha, con hiểu câu 12 như sau: Con dân Chúa tại Cô-rinh-tô đang phân rẽ ra nhiều nhóm, mỗi nhóm xưng nhận mình thuộc về một sứ đồ hoặc thuộc về Đấng Christ. Nhóm xưng nhận mình thuộc về Phao-lô có thể là vì họ tin nhận Tin Lành qua sự rao giảng của Phao-lô. Tương tự là nhóm nói mình thuộc về A-bô-lô. Nhóm xưng mình thuộc về Sê-pha có lẽ là vì họ xem Sứ Đồ Phi-e-rơ là người đứng đầu Hội Thánh. Nhóm xưng nhận mình thuộc về Đấng Christ thì có thể họ có sự hiểu biết đúng về Tin Lành nhưng lại dùng sự hiểu ấy làm luận điểm để tranh cãi, nói cách khác là họ chưa thật sự kinh nghiệm được ý nghĩa sâu nhiệm của Tin Lành, là sự đem mọi người hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và với nhau.
Thưa Cha, con hiểu câu 13 đến câu 16 như sau: Trong câu 13, Sứ Đồ Phao-lô đặt cho các thánh đồ Cô-rinh-tô ba câu hỏi để họ tự nhận thức được nên đề nghiêm trọng của họ. Phao-lô nêu lên một thực tế là tất cả họ khi tin nhận Tin Lành thì đều được báp-tem vào trong danh "Đấng Tự Hữu Hằng Hữu", vậy giờ sao lại xưng nhận mình thuộc về danh khác. Lời "cảm tạ Đức Chúa Trời" của ông Phao-lô trong câu 14 giúp con hiểu được là Chúa đã biết trước sự phân rẽ sẽ diễn ra cách nghiêm trọng trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô nên Ngài đã giữ ông không làm báp-tem cho những người tin nhận Chúa tại đó, ngoại trừ Cơ-rít-bu, Gai-út, và người nhà Sê-pha-na, để Phao-lô có thể phản biện lại các người mượn danh ông để gây chia rẽ trong Hội Thánh. Có thể sự làm báp-tem là do những người khác cùng đi với Phao-lô làm.
Thưa Cha, con hiểu câu 17 như sau: Phao-lô khẳng định linh vụ chính Đấng Christ giao cho ông là rao giảng Tin Lành chứ không phải để làm báp-tem, mà chủ yếu là cho dân ngoại (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:15). Việc làm báp-tem thì bất kì ai trong Hội Thánh cũng đều có thể làm được. Phao-lô cũng khẳng định thêm là sự rao giảng của ông không bởi sự khôn khéo của lời nói, mà cốt lõi là ông công bố về sự Đấng Christ đã chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại. Để đức tin phát sinh trong một người hoàn toàn là do ấm trí người ấy được Đấng Thần Linh khai mở khi nghe giảng Tin Lành. Tâm trí họ được Đấng Thần Linh tác động để nhận thức được chỉ có sự chết chuộc tội của Đấng Christ là phương cách duy nhất cứu họ thoát khỏi cuộc đời nô lệ cho tội lỗi, sống trong bất an, sợ hãi.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Khi nhìn vào thực tế sự phân rẽ trong Hội Thánh Chúa ngày nay, con nhận thức được rằng, phải phải hết sức cẩn thận chú ý, canh chừng để kịp thời nhận diện các sự nhen nhóm gây chia rẽ trong Hội Thánh mà loại bỏ ngay. Nguyện xin Chúa hằng ở cùng, ban ơn gìn giữ sự hiệp một của Hội Thánh Chúa giữa vòng dân tộc Việt Nam.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
19/04/2023
Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 1:10-17 Thực Tế của Sự Phân Rẽ Trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô
10 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Bởi danh Jesus Christ của Chúa chúng ta, tôi khuyên các anh chị em rằng: Hết thảy hãy nói như nhau; không có những sự phân rẽ trong các anh chị em; nhưng hãy hiệp nhau trong cùng một tâm trí và trong cùng một sự phán đoán.
11 Vì, hỡi các anh chị em cùng Cha! Bởi những người thuộc nhà Cơ-lô-ê, tôi được tin về các anh chị em rằng, có những sự tranh cãi trong các anh chị em.
12 Ấy là tôi nói rằng, mỗi người thuộc các anh chị em nói: Ta thật thuộc về Phao-lô! Ta thuộc về A-bô-lô! Ta thuộc về Sê-pha! Ta thuộc về Đấng Christ!
13 Đấng Christ bị phân rẽ sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh thay cho các anh chị em? Hay là các anh chị em đã chịu báp-tem vào trong danh của Phao-lô?
14 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời, vì tôi đã không báp-tem cho một ai thuộc về các anh chị em, ngoại trừ Cơ-rít-bu và Gai-út.
15 Kẻo ai đó nói rằng, tôi đã làm phép báp-tem vào trong danh của tôi.
16 Tôi cũng đã làm báp-tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài ra, tôi chẳng biết đã làm báp-tem cho ai nữa.
17 Vì Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm báp-tem nhưng để rao giảng Tin Lành; chẳng trong sự khôn khéo của lời nói, kẻo thập tự giá của Đấng Christ bị làm ra vô ích.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì buổi tối hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 1:10-17. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu.
Thưa Cha, con hiểu câu 10 như sau: Cách Sứ Đồ Phao-lô gọi các thánh đồ tại Cô-rinh-tô là các anh chị em cùng Cha là để giúp họ hiểu những lời khuyên bảo, quở trách ông viết sau đây là trong tình anh chị em trong Chúa. Câu "bởi danh Jesus Christ" là sự khẳng định những lời khuyên sau đây là đúng ý Chúa, bởi ý Chúa mà viết ra, đồng thời cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời khuyên. Vì lời nói là thể hiện suy nghĩ, quan điểm trong lòng (Ma-thi-ơ 12:34) nên con hiểu câu "hết thảy hãy nói như nhau" có nghĩa là hãy thể hiện quan điểm như nhau về cùng một vấn đề, hay nói cách khác là cùng đồng thuận, thống nhất với nhau về một vấn đề. Khi Hội Thánh cùng đồng thuận với nhau thì mới không xảy ra sự phân rẽ. Hiệp nhau trong cùng một tâm trí và trong cùng một sự phán đoán là hiệp một với nhau dựa trên cùng một sự hiểu biết về Lời Chúa và cùng phân tích, suy luận, ra quyết định về một vấn đề dựa trên Lời Chúa. Câu này cũng hàm ý, nếu người mới đến với Chúa chưa có sự hiểu biết nhiều thì người chăn, các trưởng lão có bổn phận dựa trên Lời Chúa giải thích cho người ấy hiểu, để người ấy có sự hiểu thống nhất với Hội Thánh.
Thưa Cha, con hiểu câu 11 như sau: Trước khi viết thư I Cô-rinh-tô thì Phao-lô đã nhận được tin từ người thuộc nhà Cơ-lô-ê về những sự tranh cải trong Hội Thánh Cô-rinh-tô nên ông viết thư này để quở trách, khuyên bảo, giải thích, giúp họ nhận ra vấn đề mà kịp thời ăn năn với Chúa và sửa đổi, ngăn chặn sự chia rẽ trong Hội Thánh.
Thưa Cha, con hiểu câu 12 như sau: Con dân Chúa tại Cô-rinh-tô đang phân rẽ ra nhiều nhóm, mỗi nhóm xưng nhận mình thuộc về một sứ đồ hoặc thuộc về Đấng Christ. Nhóm xưng nhận mình thuộc về Phao-lô có thể là vì họ tin nhận Tin Lành qua sự rao giảng của Phao-lô. Tương tự là nhóm nói mình thuộc về A-bô-lô. Nhóm xưng mình thuộc về Sê-pha có lẽ là vì họ xem Sứ Đồ Phi-e-rơ là người đứng đầu Hội Thánh. Nhóm xưng nhận mình thuộc về Đấng Christ thì có thể họ có sự hiểu biết đúng về Tin Lành nhưng lại dùng sự hiểu ấy làm luận điểm để tranh cãi, nói cách khác là họ chưa thật sự kinh nghiệm được ý nghĩa sâu nhiệm của Tin Lành, là sự đem mọi người hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và với nhau.
Thưa Cha, con hiểu câu 13 đến câu 16 như sau: Trong câu 13, Sứ Đồ Phao-lô đặt cho các thánh đồ Cô-rinh-tô ba câu hỏi để họ tự nhận thức được nên đề nghiêm trọng của họ. Phao-lô nêu lên một thực tế là tất cả họ khi tin nhận Tin Lành thì đều được báp-tem vào trong danh "Đấng Tự Hữu Hằng Hữu", vậy giờ sao lại xưng nhận mình thuộc về danh khác. Lời "cảm tạ Đức Chúa Trời" của ông Phao-lô trong câu 14 giúp con hiểu được là Chúa đã biết trước sự phân rẽ sẽ diễn ra cách nghiêm trọng trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô nên Ngài đã giữ ông không làm báp-tem cho những người tin nhận Chúa tại đó, ngoại trừ Cơ-rít-bu, Gai-út, và người nhà Sê-pha-na, để Phao-lô có thể phản biện lại các người mượn danh ông để gây chia rẽ trong Hội Thánh. Có thể sự làm báp-tem là do những người khác cùng đi với Phao-lô làm.
Thưa Cha, con hiểu câu 17 như sau: Phao-lô khẳng định linh vụ chính Đấng Christ giao cho ông là rao giảng Tin Lành chứ không phải để làm báp-tem, mà chủ yếu là cho dân ngoại (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:15). Việc làm báp-tem thì bất kì ai trong Hội Thánh cũng đều có thể làm được. Phao-lô cũng khẳng định thêm là sự rao giảng của ông không bởi sự khôn khéo của lời nói, mà cốt lõi là ông công bố về sự Đấng Christ đã chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại. Để đức tin phát sinh trong một người hoàn toàn là do ấm trí người ấy được Đấng Thần Linh khai mở khi nghe giảng Tin Lành. Tâm trí họ được Đấng Thần Linh tác động để nhận thức được chỉ có sự chết chuộc tội của Đấng Christ là phương cách duy nhất cứu họ thoát khỏi cuộc đời nô lệ cho tội lỗi, sống trong bất an, sợ hãi.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Khi nhìn vào thực tế sự phân rẽ trong Hội Thánh Chúa ngày nay, con nhận thức được rằng, phải phải hết sức cẩn thận chú ý, canh chừng để kịp thời nhận diện các sự nhen nhóm gây chia rẽ trong Hội Thánh mà loại bỏ ngay. Nguyện xin Chúa hằng ở cùng, ban ơn gìn giữ sự hiệp một của Hội Thánh Chúa giữa vòng dân tộc Việt Nam.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
19/04/2023