Nguyễn Ngọc Tú: I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-20 Sự Trung Tín của Những Người Tin Nhận Tin Lành Là Mão Vinh Quang của Người Rao Giảng Tin Lành
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ con qua một ngày bình an, ban ơn cho mọi việc tay con làm. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian ngồi viết lại sự suy ngẫm của mình về phân đoạn I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-20.
13 Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự các anh chị em đã tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời mà các anh chị em đã nghe từ chúng tôi. Các anh chị em đã tiếp nhận, không như lời của loài người, mà thật như Lời của Thiên Chúa. Lời ấy tác động trong các anh chị em, là những người tin.
Câu 13: Thưa Cha, con hiểu rằng, Phao-lô, Si-la, và Ti-mô-thê rất đỗi vui mừng và hằng dâng lời tạ ơn Ngài về đức tin của con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca. Con dân Chúa Tê-sa-lô-ni-ca đã tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời, nghĩa là, họ đã nghe, tin, và làm theo mọi lời giảng dạy từ các sứ đồ. Mặc dù lời rao giảng ra từ môi miệng của các sứ đồ nhưng trong tâm thần họ nhận thức đó là Lời phán thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời.
Về cách Phao-lô dùng hai cách nói "Lời của Đức Chúa Trời" và "Lời của Thiên Chúa", thì con hiểu như sau:
- Cách nói "Lời của Đức Chúa Trời" là Phao-lô có ý nói đến nội dung những lời rao giảng về Tin Lành. Các sứ đồ rao truyền Tin Lành cho những người chưa biết Chúa và giảng dạy về sự sâu nhiệm của Tin Lành cho những người đã tin nhận, tức là Hội Thánh.
- Cách nói "Lời của Thiên Chúa" trong phép so sánh "không như lời của loài người" là Phao-lô muốn nhấn mạnh đến tính thiêng liêng, cao trọng của Tin Lành, như: Tin Lành của Thiên Chúa thì có tác động rộng khắp (sự vui mừng lớn cho muôn dân), Tin Lành có năng lực để cứu mọi kẻ tin, Tin Lành tồn tại vĩnh cửu...
14 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Các anh chị em đã trở nên những người bắt chước các Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jesus, tại xứ Giu-đê. Vì các anh chị em cũng đã chịu khổ bởi những người cùng xứ với mình, cũng như chính họ đã chịu khổ bởi những người Do-thái,
Câu 14: Con hiểu rằng, qua câu này mà con biết được một trong nhiều nỗi khốn khổ mà con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca phải chịu, đó là bị bắt bớ bởi những người cùng xứ với mình, như các thánh đồ trong xứ Giu-đê.
15 là những người đã giết Đức Chúa Jesus và các tiên tri của họ, đã bách hại chúng tôi, không đẹp lòng Thiên Chúa, và thù nghịch mọi người,
16 cấm chúng tôi giảng cho các dân ngoại để các dân ấy được cứu, cứ luôn làm đầy những tội lỗi của họ. Nhưng cơn giận đã đến trên họ, cho đến cuối cùng.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, hai câu này là lời Phao-lô an ủi, khích lệ các thánh đồ Tê-sa-lô-ni-ca gắng chịu khổ trong sự bị những người cùng xứ bắt bớ, bởi vì chính Đức Chúa Jesus và các tiên tri cũng đã chịu cùng một cảnh ngộ tương tự. Đồng thời đây cũng là lời cảnh báo, rằng, Đức Chúa Trời sẽ báo trả xứng đáng cho những ai bách hại con dân của Ngài.
17 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Về phần chúng tôi, ít lâu nay, đã phải xa mặt nhưng không cách lòng với các anh chị em. Chúng tôi đã nôn nả càng hơn, khao khát thật nhiều được thấy mặt các anh chị em.
Câu 17: Con hiểu rằng, tuy về thuộc thể phải xa cách nhưng Phao-lô và các bạn của ông luôn nhớ tới con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca và dâng lời cầu thay cho họ. Còn con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca thì vẫn nhớ đến công lao và sự khó nhọc của Phao-lô và các bạn của ông, và gắng sức sống theo lời dạy của các sứ đồ (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:9). Sự con dân Chúa nhớ thương nhau cũng là một sự khích lệ lẫn nhau sống thánh khiết, tấn tới trong đức tin, trong sự phụng sự Chúa.
18 Vì vậy, đã hai lần, chúng tôi, nhất là tôi, Phao-lô, muốn đến với các anh chị em; nhưng Sa-tan thật đã ngăn trở chúng tôi.
Câu 18: Con hiểu rằng, Thánh Kinh không nói rõ Sa-tan đã hai lần ngăn trở Phao-lô và các bạn của ông đến thăm con dân Chúa Tê-sa-lô-ni-ca như thế nào, nhưng đó là điều Chúa vẫn cho phép xảy ra và mục đích cuối cùng vẫn là mang lại ích lợi cho con dân Chúa. Như trường hợp Chúa cho phép Sa-tan tấn công ông Gióp và đó là cơ hội để ông tôn vinh, cảm tạ Chúa, thể hiện đức tin nơi Chúa trong nghịch cảnh.
19 Vì sự trông cậy, hoặc sự vui mừng, hoặc mão vinh quang của chúng tôi là gì? Chẳng phải là các anh chị em cũng được đứng trước Đức Chúa Jesus của chúng ta, trong sự đến của Ngài sao?
20 Vì các anh chị em là sự vinh quang và sự vui mừng của chúng tôi.
Câu 19 và 20: Con hiểu rằng, Phao-lô gọi sự con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca đứng vững trong đức tin là sự trông cậy của ông và các bạn của ông, vì biết rằng ân điển của Thiên Chúa vẫn không ngớt trên những ai có lòng tìm kiếm Ngài, dù không có các sứ đồ bên cạnh nhưng chính Chúa sẽ dạy dỗ, chăm sóc họ. Là sự vui mừng vì thấy công khó của mình đã không trở nên vô ích. Là mão vinh quang vì biết rằng công khó rao giảng Tin Lành của mình sẽ được Chúa ban thưởng trong ngày Chúa đến.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng tiếp tục ban ơn cho sự làm việc của con trong tối hôm nay. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-20 Sự Trung Tín của Những Người Tin Nhận Tin Lành Là Mão Vinh Quang của Người Rao Giảng Tin Lành
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ con qua một ngày bình an, ban ơn cho mọi việc tay con làm. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian ngồi viết lại sự suy ngẫm của mình về phân đoạn I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-20.
13 Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự các anh chị em đã tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời mà các anh chị em đã nghe từ chúng tôi. Các anh chị em đã tiếp nhận, không như lời của loài người, mà thật như Lời của Thiên Chúa. Lời ấy tác động trong các anh chị em, là những người tin.
Câu 13: Thưa Cha, con hiểu rằng, Phao-lô, Si-la, và Ti-mô-thê rất đỗi vui mừng và hằng dâng lời tạ ơn Ngài về đức tin của con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca. Con dân Chúa Tê-sa-lô-ni-ca đã tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời, nghĩa là, họ đã nghe, tin, và làm theo mọi lời giảng dạy từ các sứ đồ. Mặc dù lời rao giảng ra từ môi miệng của các sứ đồ nhưng trong tâm thần họ nhận thức đó là Lời phán thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời.
Về cách Phao-lô dùng hai cách nói "Lời của Đức Chúa Trời" và "Lời của Thiên Chúa", thì con hiểu như sau:
- Cách nói "Lời của Đức Chúa Trời" là Phao-lô có ý nói đến nội dung những lời rao giảng về Tin Lành. Các sứ đồ rao truyền Tin Lành cho những người chưa biết Chúa và giảng dạy về sự sâu nhiệm của Tin Lành cho những người đã tin nhận, tức là Hội Thánh.
- Cách nói "Lời của Thiên Chúa" trong phép so sánh "không như lời của loài người" là Phao-lô muốn nhấn mạnh đến tính thiêng liêng, cao trọng của Tin Lành, như: Tin Lành của Thiên Chúa thì có tác động rộng khắp (sự vui mừng lớn cho muôn dân), Tin Lành có năng lực để cứu mọi kẻ tin, Tin Lành tồn tại vĩnh cửu...
14 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Các anh chị em đã trở nên những người bắt chước các Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jesus, tại xứ Giu-đê. Vì các anh chị em cũng đã chịu khổ bởi những người cùng xứ với mình, cũng như chính họ đã chịu khổ bởi những người Do-thái,
Câu 14: Con hiểu rằng, qua câu này mà con biết được một trong nhiều nỗi khốn khổ mà con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca phải chịu, đó là bị bắt bớ bởi những người cùng xứ với mình, như các thánh đồ trong xứ Giu-đê.
15 là những người đã giết Đức Chúa Jesus và các tiên tri của họ, đã bách hại chúng tôi, không đẹp lòng Thiên Chúa, và thù nghịch mọi người,
16 cấm chúng tôi giảng cho các dân ngoại để các dân ấy được cứu, cứ luôn làm đầy những tội lỗi của họ. Nhưng cơn giận đã đến trên họ, cho đến cuối cùng.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, hai câu này là lời Phao-lô an ủi, khích lệ các thánh đồ Tê-sa-lô-ni-ca gắng chịu khổ trong sự bị những người cùng xứ bắt bớ, bởi vì chính Đức Chúa Jesus và các tiên tri cũng đã chịu cùng một cảnh ngộ tương tự. Đồng thời đây cũng là lời cảnh báo, rằng, Đức Chúa Trời sẽ báo trả xứng đáng cho những ai bách hại con dân của Ngài.
17 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Về phần chúng tôi, ít lâu nay, đã phải xa mặt nhưng không cách lòng với các anh chị em. Chúng tôi đã nôn nả càng hơn, khao khát thật nhiều được thấy mặt các anh chị em.
Câu 17: Con hiểu rằng, tuy về thuộc thể phải xa cách nhưng Phao-lô và các bạn của ông luôn nhớ tới con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca và dâng lời cầu thay cho họ. Còn con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca thì vẫn nhớ đến công lao và sự khó nhọc của Phao-lô và các bạn của ông, và gắng sức sống theo lời dạy của các sứ đồ (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:9). Sự con dân Chúa nhớ thương nhau cũng là một sự khích lệ lẫn nhau sống thánh khiết, tấn tới trong đức tin, trong sự phụng sự Chúa.
18 Vì vậy, đã hai lần, chúng tôi, nhất là tôi, Phao-lô, muốn đến với các anh chị em; nhưng Sa-tan thật đã ngăn trở chúng tôi.
Câu 18: Con hiểu rằng, Thánh Kinh không nói rõ Sa-tan đã hai lần ngăn trở Phao-lô và các bạn của ông đến thăm con dân Chúa Tê-sa-lô-ni-ca như thế nào, nhưng đó là điều Chúa vẫn cho phép xảy ra và mục đích cuối cùng vẫn là mang lại ích lợi cho con dân Chúa. Như trường hợp Chúa cho phép Sa-tan tấn công ông Gióp và đó là cơ hội để ông tôn vinh, cảm tạ Chúa, thể hiện đức tin nơi Chúa trong nghịch cảnh.
19 Vì sự trông cậy, hoặc sự vui mừng, hoặc mão vinh quang của chúng tôi là gì? Chẳng phải là các anh chị em cũng được đứng trước Đức Chúa Jesus của chúng ta, trong sự đến của Ngài sao?
20 Vì các anh chị em là sự vinh quang và sự vui mừng của chúng tôi.
Câu 19 và 20: Con hiểu rằng, Phao-lô gọi sự con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca đứng vững trong đức tin là sự trông cậy của ông và các bạn của ông, vì biết rằng ân điển của Thiên Chúa vẫn không ngớt trên những ai có lòng tìm kiếm Ngài, dù không có các sứ đồ bên cạnh nhưng chính Chúa sẽ dạy dỗ, chăm sóc họ. Là sự vui mừng vì thấy công khó của mình đã không trở nên vô ích. Là mão vinh quang vì biết rằng công khó rao giảng Tin Lành của mình sẽ được Chúa ban thưởng trong ngày Chúa đến.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng tiếp tục ban ơn cho sự làm việc của con trong tối hôm nay. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...