Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 14:1-12 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một tuần lao động bình an, được Ngài quan phòng, thêm sức. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 14:1-12. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu.
1 Hãy theo đuổi tình yêu nhưng hãy khao khát những sự thiêng liêng! Mà tốt hơn hết là các anh chị em nói tiên tri.
Câu 1: Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy sốt sắng thể hiện các đặc tính của tình yêu trong Chúa trong đời sống để trở nên một người biết yêu. Đồng thời cũng hãy có lòng khao khát những sự thiêng liêng, mà theo văn mạch là khao khát các ân tứ của Đấng Thần Linh, mà trong đó ân tứ tốt hơn hết là nói tiên tri. Hay nói cách khác, Đức Thánh Linh muốn con dân Chúa khao khát sự gây dựng Hội Thánh.
2 Vì người nào nói một ngôn ngữ khác thì không phải nói với loài người, nhưng nói với Đức Chúa Trời. Vì chẳng có ai nghe hiểu khi người ấy nói những sự mầu nhiệm trong thần trí.
3 Nhưng người nói tiên tri thì nói với loài người, để xây dựng, khích lệ, và an ủi.
4 Người nói một ngôn ngữ khác tự gây dựng chính mình. Nhưng người nói tiên tri thì gây dựng Hội Thánh.
5 Tôi mong cho các anh chị em đều nói được các ngôn ngữ, nhưng tốt hơn hết là các anh chị em nói tiên tri. Vì người nói tiên tri là trọng hơn người nói các ngôn ngữ; trừ khi người ấy giải nghĩa để cho Hội Thánh được sự gây dựng.
Từ câu 2 đến câu 5: Con hiểu rằng, Đức Thánh Linh dạy cho con dân Chúa phân biệt ân tứ nói một ngôn ngữ khác là để người nói tự gây dựng chính mình, còn ân tứ nói tiên tri thì gây dựng cho Hội Thánh. Vì thế, ân tứ nói tiên tri được xem trọng hơn, vì đem lại ích lợi cho nhiều người. Người nói ngoại ngữ mà muốn nói trước Hội Thánh thì cần có sự giải nghĩa để cho Hội Thánh nghe hiểu và được sự gây dựng.
6 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Nếu tôi đến với các anh chị em, nói các thứ ngôn ngữ, thì tôi sẽ giúp ích gì cho các anh chị em? Trừ khi tôi nói với các anh chị em hoặc là trong sự mạc khải, hoặc là trong sự hiểu biết, hoặc là trong lời tiên tri, hoặc là trong giáo lý?
7 Ngay cả những vật không có sự sống phát ra tiếng, hoặc ống tiêu hoặc hạc cầm, trừ khi chúng phát ra các âm thanh khác biệt, thì làm thế nào nhận biết được ống tiêu hay là hạc cầm?
8 Và nếu kèn phát ra một âm thanh không xác định, thì ai sẽ chuẩn bị mà ra trận?
9 Các anh chị em cũng vậy, trừ khi các anh chị em nói bởi một ngôn ngữ những lời hiểu được, thì làm sao người nghe biết được những gì đã nói? Vì các anh chị em sẽ chỉ nói vào trong không khí. [Hàm ý: lời nói không đi vào trong sự nhận thức của người nghe, vì người nghe không hiểu.]
Từ câu 6 đến câu 9: Sứ Đồ Phao-lô nêu lên một thực tế rõ ràng là nếu ông đến với con dân Chúa tại Cô-rinh-tô trong buổi đầu giảng Tin Lành cho họ mà ông nói các ngôn ngữ khác, không phải ngôn ngữ họ nghe và hiểu được, thì làm sao họ hiểu và tin Tin Lành. Ngay cả những nhạc cụ vô tri cũng phát ra mỗi cái một âm thanh khác biệt, được loài người quy ước vào các việc khác nhau để giúp ích cho loài người trong công việc, thì con dân Chúa cũng dùng tiếng nói của mình để giải bày Tin Lành giúp ích cho người nghe. Sự nói một ngoại ngữ mà người nghe không hiểu cũng giống như một nhạc cụ phát ra âm thanh loạn xạ, không theo quy ước về nhạc điệu, hiệu lệnh, không giúp ích gì được cho công việc.
10 Có rất nhiều thứ tiếng trong thế gian mà không thứ nào không có ý nghĩa.
11 Vậy, nếu tôi chẳng biết ý nghĩa của tiếng nói nào, tôi sẽ là người man rợ đối với người nói, và người nói là người man rợ đối với tôi.
Câu 10 và 11: Câu 10 đã xác định các ngôn ngữ được đề cập trong thư Cô-rinh-tô là các ngôn ngữ của loài người, được người nghe hiểu ý nghĩa rõ ràng, chứ không phải là thứ âm thanh lắp bắp vô nghĩa của những người nói tiếng lạ.
12 Và như vậy, hỡi các anh chị em! Vì các anh chị em sốt sắng về sự thiêng liêng thì các anh chị em hãy tìm kiếm, để các anh chị em vượt trội về sự gây dựng Hội Thánh.
Câu 12: Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô, vốn dĩ họ đã có tinh thần sốt sắng về các ân tứ của Đấng Thần Linh thì hãy gắng sức tìm kiếm với mục đích dùng để gây dựng Hội Thánh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện rằng Hội Thánh trong những ngày cuối cùng này cũng được đầy ơn của Ngài, mỗi người đều được ơn nói tiên tri, để Hội Thánh được vững mạnh.
Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 14:1-12 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một tuần lao động bình an, được Ngài quan phòng, thêm sức. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 14:1-12. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu.
1 Hãy theo đuổi tình yêu nhưng hãy khao khát những sự thiêng liêng! Mà tốt hơn hết là các anh chị em nói tiên tri.
Câu 1: Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy sốt sắng thể hiện các đặc tính của tình yêu trong Chúa trong đời sống để trở nên một người biết yêu. Đồng thời cũng hãy có lòng khao khát những sự thiêng liêng, mà theo văn mạch là khao khát các ân tứ của Đấng Thần Linh, mà trong đó ân tứ tốt hơn hết là nói tiên tri. Hay nói cách khác, Đức Thánh Linh muốn con dân Chúa khao khát sự gây dựng Hội Thánh.
2 Vì người nào nói một ngôn ngữ khác thì không phải nói với loài người, nhưng nói với Đức Chúa Trời. Vì chẳng có ai nghe hiểu khi người ấy nói những sự mầu nhiệm trong thần trí.
3 Nhưng người nói tiên tri thì nói với loài người, để xây dựng, khích lệ, và an ủi.
4 Người nói một ngôn ngữ khác tự gây dựng chính mình. Nhưng người nói tiên tri thì gây dựng Hội Thánh.
5 Tôi mong cho các anh chị em đều nói được các ngôn ngữ, nhưng tốt hơn hết là các anh chị em nói tiên tri. Vì người nói tiên tri là trọng hơn người nói các ngôn ngữ; trừ khi người ấy giải nghĩa để cho Hội Thánh được sự gây dựng.
Từ câu 2 đến câu 5: Con hiểu rằng, Đức Thánh Linh dạy cho con dân Chúa phân biệt ân tứ nói một ngôn ngữ khác là để người nói tự gây dựng chính mình, còn ân tứ nói tiên tri thì gây dựng cho Hội Thánh. Vì thế, ân tứ nói tiên tri được xem trọng hơn, vì đem lại ích lợi cho nhiều người. Người nói ngoại ngữ mà muốn nói trước Hội Thánh thì cần có sự giải nghĩa để cho Hội Thánh nghe hiểu và được sự gây dựng.
6 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Nếu tôi đến với các anh chị em, nói các thứ ngôn ngữ, thì tôi sẽ giúp ích gì cho các anh chị em? Trừ khi tôi nói với các anh chị em hoặc là trong sự mạc khải, hoặc là trong sự hiểu biết, hoặc là trong lời tiên tri, hoặc là trong giáo lý?
7 Ngay cả những vật không có sự sống phát ra tiếng, hoặc ống tiêu hoặc hạc cầm, trừ khi chúng phát ra các âm thanh khác biệt, thì làm thế nào nhận biết được ống tiêu hay là hạc cầm?
8 Và nếu kèn phát ra một âm thanh không xác định, thì ai sẽ chuẩn bị mà ra trận?
9 Các anh chị em cũng vậy, trừ khi các anh chị em nói bởi một ngôn ngữ những lời hiểu được, thì làm sao người nghe biết được những gì đã nói? Vì các anh chị em sẽ chỉ nói vào trong không khí. [Hàm ý: lời nói không đi vào trong sự nhận thức của người nghe, vì người nghe không hiểu.]
Từ câu 6 đến câu 9: Sứ Đồ Phao-lô nêu lên một thực tế rõ ràng là nếu ông đến với con dân Chúa tại Cô-rinh-tô trong buổi đầu giảng Tin Lành cho họ mà ông nói các ngôn ngữ khác, không phải ngôn ngữ họ nghe và hiểu được, thì làm sao họ hiểu và tin Tin Lành. Ngay cả những nhạc cụ vô tri cũng phát ra mỗi cái một âm thanh khác biệt, được loài người quy ước vào các việc khác nhau để giúp ích cho loài người trong công việc, thì con dân Chúa cũng dùng tiếng nói của mình để giải bày Tin Lành giúp ích cho người nghe. Sự nói một ngoại ngữ mà người nghe không hiểu cũng giống như một nhạc cụ phát ra âm thanh loạn xạ, không theo quy ước về nhạc điệu, hiệu lệnh, không giúp ích gì được cho công việc.
10 Có rất nhiều thứ tiếng trong thế gian mà không thứ nào không có ý nghĩa.
11 Vậy, nếu tôi chẳng biết ý nghĩa của tiếng nói nào, tôi sẽ là người man rợ đối với người nói, và người nói là người man rợ đối với tôi.
Câu 10 và 11: Câu 10 đã xác định các ngôn ngữ được đề cập trong thư Cô-rinh-tô là các ngôn ngữ của loài người, được người nghe hiểu ý nghĩa rõ ràng, chứ không phải là thứ âm thanh lắp bắp vô nghĩa của những người nói tiếng lạ.
12 Và như vậy, hỡi các anh chị em! Vì các anh chị em sốt sắng về sự thiêng liêng thì các anh chị em hãy tìm kiếm, để các anh chị em vượt trội về sự gây dựng Hội Thánh.
Câu 12: Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô, vốn dĩ họ đã có tinh thần sốt sắng về các ân tứ của Đấng Thần Linh thì hãy gắng sức tìm kiếm với mục đích dùng để gây dựng Hội Thánh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện rằng Hội Thánh trong những ngày cuối cùng này cũng được đầy ơn của Ngài, mỗi người đều được ơn nói tiên tri, để Hội Thánh được vững mạnh.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
02/06/2023