Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 4:1-5 Sự Yên Nghỉ của Thiên Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày Sa-bát phước hạnh, được nghỉ ngơi và thông công cùng các anh chị em của con. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian riêng tư đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 4:1-5.
1 Có lời hứa được chừa lại về sự vào trong sự yên nghỉ của Ngài. Vậy, chúng ta hãy sợ, kẻo trong các anh chị em có ai dường như đã trật phần chăng.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, sự yên nghỉ được nói đến trong câu này là sự yên nghỉ về thuộc linh dành cho con dân chân thật của Chúa. Sự yên nghỉ về thuộc linh bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là được yên nghỉ khỏi gánh nặng và hậu quả của tội lỗi. Giai đoạn hai là yên nghỉ khỏi những sự lao nhọc trong thân thể xác thịt trong sự hầu việc Chúa, cũng là sự yên nghỉ đời đời. Sự dân I-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ của xứ Ê-díp-tô là tiêu biểu cho sự con dân Chúa được cứu ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi. Sự đi vào Đất Hứa của dân I-sơ-ra-ên là tiêu biểu cho sự con dân Chúa bước vào nhận lãnh Vương Quốc Trời.
Chính vì ngày nay con dân Chúa chỉ mới được yên nghỉ khỏi ách nô lệ của tội lỗi, vẫn còn phải bước qua linh trình hầu việc Chúa trong thân thể xác thịt, nên Phao-lô đã căn dặn "chúng ta hãy sợ". Nghĩa là, phải cẩn thận gìn giữ nếp sống của mình, tỉnh thức sống theo Chúa, để không bị trật mất phần ân điển Chúa ban cho mình.
2 Vì Tin Lành đã rao giảng cho chúng ta cũng như cho họ, nhưng Lời được giảng đã không ích lợi cho họ, đã không trộn lẫn với đức tin trong những kẻ nghe.
Câu 2: Con hiểu rằng, chữ "họ" trong câu này là chỉ về những người không biết sợ sự cảnh báo của Phao-lô ở câu 1, cũng như không biết trân trọng ơn cứu rỗi của Chúa. Lời được giảng không trộn lẫn với đức tin, nghĩa là, người nghe không tin Lời được giảng hoặc không thực hành Lời giảng. Con thấy đây là thực trạng (tình trạng có thực) trong Hội Thánh, có nhiều người tin nhận sự thực hữu của Chúa nhưng lại không tin vào mọi Lời được chép trong Thánh Kinh. Đời sống của người ấy cũng không tỏ ra bất cứ bông trái nào của sự thực hành Lời Chúa.
3 Vì chúng ta, những người đã tin, được đi vào bên trong sự yên nghỉ. Còn họ thì không, bởi Ngài đã phán rằng: Vậy, Ta đã thề trong cơn giận của Ta. Chúng nó sẽ không đi vào bên trong sự yên nghỉ của Ta. Dù những công việc đã xong từ khi đặt nền thế gian. [Thi Thiên 95:11]
Câu 3: Thưa Cha, khi đọc đến các chữ "trong" hoặc "bên trong" của Thánh Kinh tâm trí con hình dung đến cảnh một vật được nhúng chìm trong nước hoặc chất lỏng, hàm ý, một người được bao phủ bởi những điều tốt lành thuộc về Thiên Chúa. Như "trong thánh linh" là được bao phủ bởi năng lực, ân tứ của Thiên Chúa; "trong sự hiểu biết" là được bao phủ bởi sự hiểu biết, nghĩa là có đầy dẫy sự hiểu biết về Thiên Chúa... Nhóm chữ "được đi vào bên trong của sự yên nghỉ" khiến con hình dung đến một người tin nhận Chúa sẽ được bao phủ bởi sự bình an của Chúa, hay nói cách khác là người ấy hoàn toàn thoát khỏi mọi ưu phiền, bất an, lo lắng, mặc cảm... do tội lỗi gây ra. Tuy nhiên, chữ "đi vào" cũng có ý nghĩa là người ấy phải tự mình bước vào trong sự yên nghỉ được Chúa ban cho, bằng cách mỗi ngày sống theo Lời Chúa dạy, mà điển hình là Giô-suê 1:8.
Một điều mà con học được sau nhiều năm theo Chúa là, khi một người thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì Chúa sẽ ban cho người ấy sự cứu rỗi. Nhưng nếu sau đó người ấy không tiếp tục và kiên trì thực hành Giô-suê 1:8 thì chắc chắn là đời sống vẫn sẽ đi trong sự bất an, rồi đến một lúc sẽ lui đi khỏi đức tin.
4 Vì Ngài đã phán đâu đó về ngày Thứ Bảy như thế này: Trong ngày Thứ Bảy, Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi khỏi hết thảy những công việc của Ngài. [Sáng Thế Ký 2:2]
5 Lại trong một chỗ khác: Chúng nó sẽ không đi vào bên trong sự yên nghỉ của Ta. [Thi Thiên 95:11]
Câu 4 và 5: Con hiểu rằng, hai câu này Phao-lô có ý phân biệt sự yên nghỉ thuộc linh và sự yên nghỉ vào mỗi ngày Sa-bát Thứ Bảy là khác nhau. Sự yên nghỉ vào Sa-bát Thứ Bảy đã được Thiên Chúa thiết lập từ khi dựng nên các tầng trời và đất và không hề thay đổi. Điều này có ý nghĩa quan trọng với người I-sơ-ra-ên hiện tại, vì khi nhìn vào những người I-sơ-ra-ên thời Môi-se, họ vẫn được nghỉ ngơi vào mỗi ngày Sa-bát Thứ Bảy, nhưng rõ ràng là họ đã không được hưởng sự yên nghỉ khi vào trong Đất Hứa. Ngày nay cũng vậy, không phải những ai chỉ vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy là được bước vào trong sự yên nghỉ thuộc linh, mà là phải vâng giữ mọi điều răn của Thiên Chúa (trong đó bao gồm điều răn vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy).
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này con cũng bước vào trong giấc ngủ, nguyện xin Cha ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú ...
Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 4:1-5 Sự Yên Nghỉ của Thiên Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày Sa-bát phước hạnh, được nghỉ ngơi và thông công cùng các anh chị em của con. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian riêng tư đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 4:1-5.
1 Có lời hứa được chừa lại về sự vào trong sự yên nghỉ của Ngài. Vậy, chúng ta hãy sợ, kẻo trong các anh chị em có ai dường như đã trật phần chăng.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, sự yên nghỉ được nói đến trong câu này là sự yên nghỉ về thuộc linh dành cho con dân chân thật của Chúa. Sự yên nghỉ về thuộc linh bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là được yên nghỉ khỏi gánh nặng và hậu quả của tội lỗi. Giai đoạn hai là yên nghỉ khỏi những sự lao nhọc trong thân thể xác thịt trong sự hầu việc Chúa, cũng là sự yên nghỉ đời đời. Sự dân I-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ của xứ Ê-díp-tô là tiêu biểu cho sự con dân Chúa được cứu ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi. Sự đi vào Đất Hứa của dân I-sơ-ra-ên là tiêu biểu cho sự con dân Chúa bước vào nhận lãnh Vương Quốc Trời.
Chính vì ngày nay con dân Chúa chỉ mới được yên nghỉ khỏi ách nô lệ của tội lỗi, vẫn còn phải bước qua linh trình hầu việc Chúa trong thân thể xác thịt, nên Phao-lô đã căn dặn "chúng ta hãy sợ". Nghĩa là, phải cẩn thận gìn giữ nếp sống của mình, tỉnh thức sống theo Chúa, để không bị trật mất phần ân điển Chúa ban cho mình.
2 Vì Tin Lành đã rao giảng cho chúng ta cũng như cho họ, nhưng Lời được giảng đã không ích lợi cho họ, đã không trộn lẫn với đức tin trong những kẻ nghe.
Câu 2: Con hiểu rằng, chữ "họ" trong câu này là chỉ về những người không biết sợ sự cảnh báo của Phao-lô ở câu 1, cũng như không biết trân trọng ơn cứu rỗi của Chúa. Lời được giảng không trộn lẫn với đức tin, nghĩa là, người nghe không tin Lời được giảng hoặc không thực hành Lời giảng. Con thấy đây là thực trạng (tình trạng có thực) trong Hội Thánh, có nhiều người tin nhận sự thực hữu của Chúa nhưng lại không tin vào mọi Lời được chép trong Thánh Kinh. Đời sống của người ấy cũng không tỏ ra bất cứ bông trái nào của sự thực hành Lời Chúa.
3 Vì chúng ta, những người đã tin, được đi vào bên trong sự yên nghỉ. Còn họ thì không, bởi Ngài đã phán rằng: Vậy, Ta đã thề trong cơn giận của Ta. Chúng nó sẽ không đi vào bên trong sự yên nghỉ của Ta. Dù những công việc đã xong từ khi đặt nền thế gian. [Thi Thiên 95:11]
Câu 3: Thưa Cha, khi đọc đến các chữ "trong" hoặc "bên trong" của Thánh Kinh tâm trí con hình dung đến cảnh một vật được nhúng chìm trong nước hoặc chất lỏng, hàm ý, một người được bao phủ bởi những điều tốt lành thuộc về Thiên Chúa. Như "trong thánh linh" là được bao phủ bởi năng lực, ân tứ của Thiên Chúa; "trong sự hiểu biết" là được bao phủ bởi sự hiểu biết, nghĩa là có đầy dẫy sự hiểu biết về Thiên Chúa... Nhóm chữ "được đi vào bên trong của sự yên nghỉ" khiến con hình dung đến một người tin nhận Chúa sẽ được bao phủ bởi sự bình an của Chúa, hay nói cách khác là người ấy hoàn toàn thoát khỏi mọi ưu phiền, bất an, lo lắng, mặc cảm... do tội lỗi gây ra. Tuy nhiên, chữ "đi vào" cũng có ý nghĩa là người ấy phải tự mình bước vào trong sự yên nghỉ được Chúa ban cho, bằng cách mỗi ngày sống theo Lời Chúa dạy, mà điển hình là Giô-suê 1:8.
Một điều mà con học được sau nhiều năm theo Chúa là, khi một người thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì Chúa sẽ ban cho người ấy sự cứu rỗi. Nhưng nếu sau đó người ấy không tiếp tục và kiên trì thực hành Giô-suê 1:8 thì chắc chắn là đời sống vẫn sẽ đi trong sự bất an, rồi đến một lúc sẽ lui đi khỏi đức tin.
4 Vì Ngài đã phán đâu đó về ngày Thứ Bảy như thế này: Trong ngày Thứ Bảy, Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi khỏi hết thảy những công việc của Ngài. [Sáng Thế Ký 2:2]
5 Lại trong một chỗ khác: Chúng nó sẽ không đi vào bên trong sự yên nghỉ của Ta. [Thi Thiên 95:11]
Câu 4 và 5: Con hiểu rằng, hai câu này Phao-lô có ý phân biệt sự yên nghỉ thuộc linh và sự yên nghỉ vào mỗi ngày Sa-bát Thứ Bảy là khác nhau. Sự yên nghỉ vào Sa-bát Thứ Bảy đã được Thiên Chúa thiết lập từ khi dựng nên các tầng trời và đất và không hề thay đổi. Điều này có ý nghĩa quan trọng với người I-sơ-ra-ên hiện tại, vì khi nhìn vào những người I-sơ-ra-ên thời Môi-se, họ vẫn được nghỉ ngơi vào mỗi ngày Sa-bát Thứ Bảy, nhưng rõ ràng là họ đã không được hưởng sự yên nghỉ khi vào trong Đất Hứa. Ngày nay cũng vậy, không phải những ai chỉ vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy là được bước vào trong sự yên nghỉ thuộc linh, mà là phải vâng giữ mọi điều răn của Thiên Chúa (trong đó bao gồm điều răn vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy).
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này con cũng bước vào trong giấc ngủ, nguyện xin Cha ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...