Nguyễn Ngọc Tú: Gia-cơ 3:7-12 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha giờ này cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 3:7-12.
7 Hết thảy loài muông thú và loài chim chóc, loài bò sát và loài dưới biển đều trị phục được và đã bị trị phục bởi bản tính tự nhiên của loài người rồi.
8 Nhưng cái lưỡi thì không người nào có thể trị phục được nó. Nó là một vật dữ không thể bị trị phục, đầy dẫy những chất độc giết chết.
Câu 7 và 8: Thưa Cha, con hiểu rằng, hai câu này Gia-cơ nói lên thực trạng chung của loài người: Loài người được Chúa ban cho khả năng và sự khôn sáng (bản tính tự nhiên) để trị phục được muôn vật, nhưng kể từ khi loài người phạm tội thì họ hoàn toàn bất lực trước tội lỗi.
Cái lưỡi là nơi phát ra lời nói để thể hiện những suy nghĩ đầy dẫy trong lòng một người. Mà loài người sau khi phạm tội thì lòng chỉ nghĩ về tội lỗi và nghĩ cách phạm tội, nên lời phát ra trên môi miệng luôn đầy dẫy những chất độc giết chết, như: kiêu ngạo, dối trá, dâm dật, rủa sả, nói xấu, mắng chửi... Gọi là chất độc giết chết vì lời nói độc dữ của người này đi vào tâm trí của người kia, khiến tâm trí của tất cả mọi người đều chất chứa đầy dẫy điều ác. Vì thế mà theo quan sát của con, con thấy các cháu bé được sinh ra trong Hội Thánh rất có phước. Vì các cháu từ khi còn trong bụng mẹ, đến khi ra đời, đến khi lớn lên, đều được nuôi dưỡng trong những lời lành.
9 Bởi nó chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài được tạo theo hình ảnh Thiên Chúa.
10 Cùng một miệng mà ra lời tôn vinh và lời rủa sả! Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, không nên như vậy.
Câu 9 và 10: Con hiểu rằng, hai câu này thì Gia-cơ nói đến thực trạng trong vòng con dân Chúa. Đó là có người đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa nhưng vẫn hành xử theo thói quen của con người cũ, dùng môi miệng của mình để rủa sả người khác vì giận ghét. Một lẽ thật căn bản là sau khi một người tin nhận Chúa thì mọi sự của người ấy là thuộc về Chúa. Vì thế, môi miệng của người ấy chỉ nên dùng để tôn vinh Chúa, nói ra những sự cao đẹp về Chúa. Không chỉ những lời chúc dữ (lời rủa sả) mà mọi lời nói không có ích lợi, không có gầy dựng đều phải tránh nói.
Trong thực tế cuộc sống, con đã gặp những người miệng vừa nói tôn vinh Chúa, lại vừa mở lời nói tục, nói bậy, hoặc nói những lời bỡn cợt trên sự thánh khiết của Chúa, hoặc khoe khoang sự hiểu biết thuộc linh, mà con thấy người ấy còn không hiểu biết bằng một cháu thiếu nhi trong Hội Thánh. Thật tình là con không muốn tiếp chuyện với những người như vậy chút nào!
11 Có lẽ nào một nguồn nước kia, cùng một mạch mà ra cả nước ngọt lẫn nước đắng sao?
12 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, cây vả có ra trái ô-li-ve được chăng? Hay là cây nho có ra trái vả được chăng? Không nguồn nước nào ra cả nước mặn lẫn nước ngọt.
Câu 11 và 12: Con hiểu rằng, lẽ tự nhiên đã cho biết là một nguồn mạch chỉ có thể cho ra một loại nước, một cái cây cũng chỉ cho ra một loại quả. Lẽ tự nhiên này dạy về quy luật thuộc linh: Những ai thuộc về Chúa, tiếp nhận sự tuôn tràn năng lực và tình yêu từ nơi Chúa thì không thể sinh ra những lời nói cay đắng, kiêu ngạo, rủa sả, dâm dật... mà chỉ có thể nói ra những lời dịu dàng, mềm mại, chân thành, lịch sự, tế nhị (biết cách dùng từ ngữ sao cho không gây khó chịu cho người nghe), thấu hiểu, tự tin, tích cực...
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì Ngài đã tỉa sửa cho con rất nhiều trong lời nói qua sự đọc Lời của Ngài, đọc các bài giảng của người chăn, và qua sự góp ý của các anh chị em. Con cảm tạ Cha. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi tối làm việc của con. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Gia-cơ 3:7-12 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha giờ này cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 3:7-12.
7 Hết thảy loài muông thú và loài chim chóc, loài bò sát và loài dưới biển đều trị phục được và đã bị trị phục bởi bản tính tự nhiên của loài người rồi.
8 Nhưng cái lưỡi thì không người nào có thể trị phục được nó. Nó là một vật dữ không thể bị trị phục, đầy dẫy những chất độc giết chết.
Câu 7 và 8: Thưa Cha, con hiểu rằng, hai câu này Gia-cơ nói lên thực trạng chung của loài người: Loài người được Chúa ban cho khả năng và sự khôn sáng (bản tính tự nhiên) để trị phục được muôn vật, nhưng kể từ khi loài người phạm tội thì họ hoàn toàn bất lực trước tội lỗi.
Cái lưỡi là nơi phát ra lời nói để thể hiện những suy nghĩ đầy dẫy trong lòng một người. Mà loài người sau khi phạm tội thì lòng chỉ nghĩ về tội lỗi và nghĩ cách phạm tội, nên lời phát ra trên môi miệng luôn đầy dẫy những chất độc giết chết, như: kiêu ngạo, dối trá, dâm dật, rủa sả, nói xấu, mắng chửi... Gọi là chất độc giết chết vì lời nói độc dữ của người này đi vào tâm trí của người kia, khiến tâm trí của tất cả mọi người đều chất chứa đầy dẫy điều ác. Vì thế mà theo quan sát của con, con thấy các cháu bé được sinh ra trong Hội Thánh rất có phước. Vì các cháu từ khi còn trong bụng mẹ, đến khi ra đời, đến khi lớn lên, đều được nuôi dưỡng trong những lời lành.
9 Bởi nó chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài được tạo theo hình ảnh Thiên Chúa.
10 Cùng một miệng mà ra lời tôn vinh và lời rủa sả! Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, không nên như vậy.
Câu 9 và 10: Con hiểu rằng, hai câu này thì Gia-cơ nói đến thực trạng trong vòng con dân Chúa. Đó là có người đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa nhưng vẫn hành xử theo thói quen của con người cũ, dùng môi miệng của mình để rủa sả người khác vì giận ghét. Một lẽ thật căn bản là sau khi một người tin nhận Chúa thì mọi sự của người ấy là thuộc về Chúa. Vì thế, môi miệng của người ấy chỉ nên dùng để tôn vinh Chúa, nói ra những sự cao đẹp về Chúa. Không chỉ những lời chúc dữ (lời rủa sả) mà mọi lời nói không có ích lợi, không có gầy dựng đều phải tránh nói.
Trong thực tế cuộc sống, con đã gặp những người miệng vừa nói tôn vinh Chúa, lại vừa mở lời nói tục, nói bậy, hoặc nói những lời bỡn cợt trên sự thánh khiết của Chúa, hoặc khoe khoang sự hiểu biết thuộc linh, mà con thấy người ấy còn không hiểu biết bằng một cháu thiếu nhi trong Hội Thánh. Thật tình là con không muốn tiếp chuyện với những người như vậy chút nào!
11 Có lẽ nào một nguồn nước kia, cùng một mạch mà ra cả nước ngọt lẫn nước đắng sao?
12 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, cây vả có ra trái ô-li-ve được chăng? Hay là cây nho có ra trái vả được chăng? Không nguồn nước nào ra cả nước mặn lẫn nước ngọt.
Câu 11 và 12: Con hiểu rằng, lẽ tự nhiên đã cho biết là một nguồn mạch chỉ có thể cho ra một loại nước, một cái cây cũng chỉ cho ra một loại quả. Lẽ tự nhiên này dạy về quy luật thuộc linh: Những ai thuộc về Chúa, tiếp nhận sự tuôn tràn năng lực và tình yêu từ nơi Chúa thì không thể sinh ra những lời nói cay đắng, kiêu ngạo, rủa sả, dâm dật... mà chỉ có thể nói ra những lời dịu dàng, mềm mại, chân thành, lịch sự, tế nhị (biết cách dùng từ ngữ sao cho không gây khó chịu cho người nghe), thấu hiểu, tự tin, tích cực...
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì Ngài đã tỉa sửa cho con rất nhiều trong lời nói qua sự đọc Lời của Ngài, đọc các bài giảng của người chăn, và qua sự góp ý của các anh chị em. Con cảm tạ Cha. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi tối làm việc của con. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...