Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì sau vài ngày bị ốm hôm nay các con của con đã vui chơi, học tập trở lại. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 4:1-6.
1 Những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các anh chị em bởi đâu mà đến? Chẳng phải đến từ sự ham muốn khoái lạc vẫn hay chinh chiến trong các chi thể của các anh chị em sao?
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "chiến tranh" là xung đột quy mô lớn, kéo dài, có tổ chức. "Đánh nhau" là xung đột quy mô nhỏ, tự phát trong thời gian ngắn giữa các cá nhân, nhóm người. Vì Gia-cơ đang viết thư cho những người I-sơ-ra-ên tin nhận Đức Chúa Jesus Christ ở khắp nơi, nên có thể sự chiến tranh và đánh nhau ở đây là sự tranh cãi về các nghi thức trong Cựu Ước với sự giảng dạy của các sứ đồ. Điển hình như trường hợp tranh luận về sự chịu phép cắt bì mới được cứu rỗi, được ghi nhận trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15.
Sự đánh nhau trong Hội Thánh thường là bắt đầu bằng những lời nói làm tổn thương và xúc phạm lẫn nhau, và cũng có thể dẫn đến đụng tay đụng chân. Nếu sự việc không được giải quyết triệt để thì sẽ dẫn tới sự chia rẽ, kết bè phái, rồi các bè phái đánh nhau dẫn tới chiến tranh.
Đức Thánh Linh qua Gia-cơ dạy cho con dân Chúa biết bất cứ sự xung đột nào giữa các con dân Chúa thì nguồn gốc là đến từ sự ham muốn khoái lạc của mỗi người. Sự ham muốn khoái lạc ở đây là muốn được thỏa mãn những nhu cầu về thuộc linh, như: được khen ngợi, tôn cao, coi trọng. Hay nói cách khác là muốn được thỏa mãn cái tôi, muốn đặt mình lên trên hết.
2 Các anh chị em khao khát mà chẳng có gì. Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì. Các anh chị em đánh nhau và gây chiến. Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin.
Câu 2: Con hiểu rằng, sự khao khát trong câu này có cùng ý nghĩa với sự ham muốn khoái lạc ở câu trước, là sự tham muốn bất chính, muốn chiếm đoạt những sự không thuộc về mình hoặc làm ra những điều nghịch với tiêu chuẩn thánh khiết của Chúa.
"Khao khát mà chẳng có gì": Trong Hội Thánh của Chúa thì mọi sự tôn vinh phải thuộc về Chúa, bất cứ sự tôn mình lên cao nào cũng sẽ bị Chúa đánh phạt, khiến cho người kiêu ngạo thành ra bại hoại.
"Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì": sự tham muốn bất chính dẫn tới sự giận ghét anh chị em cùng Cha khi thấy họ có điều gì hơn mình. Sự giận ghét và ganh tị là cảm xúc ở trong lòng, nếu không được dập tắt thì sẽ dẫn đến đánh nhau và gây chiến.
"Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin": Khi có cảm xúc tiêu cực phát sinh trong lòng mà con dân Chúa không cầu nguyện xin Chúa cất nó ra khỏi mình, thì chỉ tiếp tục sinh ra những ác tưởng trong lòng, rồi dẫn đến phạm tội trong hành động. Người như vậy sẽ "chẳng có gì" nghĩa là đời sống thuộc linh không thể kết được quả ngọt.
3 Các anh chị em cầu xin mà không nhận được, vì các anh chị em cầu xin trái lẽ, để dùng theo sự ham muốn khoái lạc của mình.
Câu 3: Con hiểu rằng, sự cầu xin trái lẽ ở đây là một người cầu xin Chúa giúp mình làm được điều này, điều kia để người khác khen ngợi, tôn vinh mình, chứ không phải để tôn vinh Chúa và mong những điều tốt đẹp đến với người khác.
4 Hỡi những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình, các ngươi chẳng biết sự làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai sẵn lòng làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ thù của Đức Chúa Trời vậy.
Câu 4: Con hiểu rằng, sự ham muốn khoái lạc là tôn bản ngã của mình làm thần tượng, là phạm tà dâm thuộc linh. Chính vì thế mà Đức Thánh Linh qua Gia-cơ gọi những người nuôi dưỡng sự ham muốn khoái lạc là những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình. Chúa gọi họ là "bạn với thế gian" với hàm ý: Mặc dù họ xưng nhận là con dân Chúa nhưng nếp sống của họ vẫn như người thế gian, mà điển hình là vẫn còn thói kiêu ngạo, khoe mình.
5 Các anh chị em tưởng rằng Thánh Kinh nói vô ích sao? Đấng Thần Linh ở trong chúng ta, khao khát chúng ta đến nỗi ghen tuông. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; 34:14]
6 Nhưng Ngài lại ban ân điển càng hơn. Chính vì vậy mà Ngài phán rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường. [Châm Ngôn 3:34]
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, "Đấng Thần Linh ở trong chúng ta" là Đức Thánh Linh đang ngự trong mỗi con dân Chúa. Ngài khao khát mỗi một con dân Chúa đến và ở lại trong sự tương giao với Ngài. Ngài "ghen tuông" nghĩa là Ngài muốn con dân Chúa không yêu sự gì khác, kể cả bản thân của mình, hơn Chúa. Chỉ cần một người hạ mình, khiêm nhường trước Chúa, hết lòng yêu kính Ngài thì Ngài sẽ ban ân điển càng hơn cho người ấy, khiến người ấy trở nên cao trọng càng hơn. Trong mắt của người thế gian thì đa phần con dân Chúa chỉ là những người thấp hèn, nhưng trong mắt Chúa họ là những con trai, con gái yêu quý của Ngài. Rồi đến thời điểm Chúa sẽ hủy diệt mọi sự tự cao của những kẻ kiêu ngạo đời này.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ đây, xin Cha tiếp tục ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Gia-cơ 4:1-6 Chiến Tranh Trong Hội Thánh – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì sau vài ngày bị ốm hôm nay các con của con đã vui chơi, học tập trở lại. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 4:1-6.
1 Những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các anh chị em bởi đâu mà đến? Chẳng phải đến từ sự ham muốn khoái lạc vẫn hay chinh chiến trong các chi thể của các anh chị em sao?
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "chiến tranh" là xung đột quy mô lớn, kéo dài, có tổ chức. "Đánh nhau" là xung đột quy mô nhỏ, tự phát trong thời gian ngắn giữa các cá nhân, nhóm người. Vì Gia-cơ đang viết thư cho những người I-sơ-ra-ên tin nhận Đức Chúa Jesus Christ ở khắp nơi, nên có thể sự chiến tranh và đánh nhau ở đây là sự tranh cãi về các nghi thức trong Cựu Ước với sự giảng dạy của các sứ đồ. Điển hình như trường hợp tranh luận về sự chịu phép cắt bì mới được cứu rỗi, được ghi nhận trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15.
Sự đánh nhau trong Hội Thánh thường là bắt đầu bằng những lời nói làm tổn thương và xúc phạm lẫn nhau, và cũng có thể dẫn đến đụng tay đụng chân. Nếu sự việc không được giải quyết triệt để thì sẽ dẫn tới sự chia rẽ, kết bè phái, rồi các bè phái đánh nhau dẫn tới chiến tranh.
Đức Thánh Linh qua Gia-cơ dạy cho con dân Chúa biết bất cứ sự xung đột nào giữa các con dân Chúa thì nguồn gốc là đến từ sự ham muốn khoái lạc của mỗi người. Sự ham muốn khoái lạc ở đây là muốn được thỏa mãn những nhu cầu về thuộc linh, như: được khen ngợi, tôn cao, coi trọng. Hay nói cách khác là muốn được thỏa mãn cái tôi, muốn đặt mình lên trên hết.
2 Các anh chị em khao khát mà chẳng có gì. Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì. Các anh chị em đánh nhau và gây chiến. Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin.
Câu 2: Con hiểu rằng, sự khao khát trong câu này có cùng ý nghĩa với sự ham muốn khoái lạc ở câu trước, là sự tham muốn bất chính, muốn chiếm đoạt những sự không thuộc về mình hoặc làm ra những điều nghịch với tiêu chuẩn thánh khiết của Chúa.
"Khao khát mà chẳng có gì": Trong Hội Thánh của Chúa thì mọi sự tôn vinh phải thuộc về Chúa, bất cứ sự tôn mình lên cao nào cũng sẽ bị Chúa đánh phạt, khiến cho người kiêu ngạo thành ra bại hoại.
"Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì": sự tham muốn bất chính dẫn tới sự giận ghét anh chị em cùng Cha khi thấy họ có điều gì hơn mình. Sự giận ghét và ganh tị là cảm xúc ở trong lòng, nếu không được dập tắt thì sẽ dẫn đến đánh nhau và gây chiến.
"Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin": Khi có cảm xúc tiêu cực phát sinh trong lòng mà con dân Chúa không cầu nguyện xin Chúa cất nó ra khỏi mình, thì chỉ tiếp tục sinh ra những ác tưởng trong lòng, rồi dẫn đến phạm tội trong hành động. Người như vậy sẽ "chẳng có gì" nghĩa là đời sống thuộc linh không thể kết được quả ngọt.
3 Các anh chị em cầu xin mà không nhận được, vì các anh chị em cầu xin trái lẽ, để dùng theo sự ham muốn khoái lạc của mình.
Câu 3: Con hiểu rằng, sự cầu xin trái lẽ ở đây là một người cầu xin Chúa giúp mình làm được điều này, điều kia để người khác khen ngợi, tôn vinh mình, chứ không phải để tôn vinh Chúa và mong những điều tốt đẹp đến với người khác.
4 Hỡi những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình, các ngươi chẳng biết sự làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai sẵn lòng làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ thù của Đức Chúa Trời vậy.
Câu 4: Con hiểu rằng, sự ham muốn khoái lạc là tôn bản ngã của mình làm thần tượng, là phạm tà dâm thuộc linh. Chính vì thế mà Đức Thánh Linh qua Gia-cơ gọi những người nuôi dưỡng sự ham muốn khoái lạc là những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình. Chúa gọi họ là "bạn với thế gian" với hàm ý: Mặc dù họ xưng nhận là con dân Chúa nhưng nếp sống của họ vẫn như người thế gian, mà điển hình là vẫn còn thói kiêu ngạo, khoe mình.
5 Các anh chị em tưởng rằng Thánh Kinh nói vô ích sao? Đấng Thần Linh ở trong chúng ta, khao khát chúng ta đến nỗi ghen tuông. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; 34:14]
6 Nhưng Ngài lại ban ân điển càng hơn. Chính vì vậy mà Ngài phán rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường. [Châm Ngôn 3:34]
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, "Đấng Thần Linh ở trong chúng ta" là Đức Thánh Linh đang ngự trong mỗi con dân Chúa. Ngài khao khát mỗi một con dân Chúa đến và ở lại trong sự tương giao với Ngài. Ngài "ghen tuông" nghĩa là Ngài muốn con dân Chúa không yêu sự gì khác, kể cả bản thân của mình, hơn Chúa. Chỉ cần một người hạ mình, khiêm nhường trước Chúa, hết lòng yêu kính Ngài thì Ngài sẽ ban ân điển càng hơn cho người ấy, khiến người ấy trở nên cao trọng càng hơn. Trong mắt của người thế gian thì đa phần con dân Chúa chỉ là những người thấp hèn, nhưng trong mắt Chúa họ là những con trai, con gái yêu quý của Ngài. Rồi đến thời điểm Chúa sẽ hủy diệt mọi sự tự cao của những kẻ kiêu ngạo đời này.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ đây, xin Cha tiếp tục ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...