Công Vụ Các Sứ Đồ 13:13-41 Tin Lành Được Rao Giảng tại An-ti-ốt, Xứ Bi-si-đi – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày bình an Ngài ban cho gia đình con. Con cảm tạ Cha vì mỗi ngày có Lời của Ngài để suy ngẫm và qua đó được hiểu biết về Ngài càng hơn. Con cảm tạ Cha vì được sống trong sự yêu thương quan phòng của Ngài.
Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 13:13-41.
13 Phao-lô với các bạn đồng hành vượt biển từ Ba-phô, đến tận Bẹt-giê, trong xứ Bam-phi-li. Nhưng Giăng đã lìa khỏi họ, quay trở lại, về Giê-ru-sa-lem. 14 Họ đã rời khỏi Bẹt-giê, đến tận An-ti-ốt, xứ Bi-si-đi. Ngày Sa-bát, họ đã đi vào trong nhà hội mà ngồi. 15 Sau khi sự đọc từ Sách Luật Pháp và các sách tiên tri đã xong, các người cai trị nhà hội đã sai người đến với họ, nói: "Hỡi các người, các anh em! Nếu trong các anh em có lời khuyên bảo cho dân chúng thì hãy nói!"
Từ câu 13 đến 15: Thưa Cha, con hiểu rằng, sau khi giảng Tin Lành tại Chíp-rơ, Đức Thánh Linh tiếp tục hướng dẫn Phao-lô và Ba-na-ba đi đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi. Hành trình này di chuyển bằng thuyền, và tàu thời đó không đi thẳng mà thường men theo bờ biển hoặc phụ thuộc vào hướng gió. Do đó quãng đường thực tế từ Ba-phô đến Bẹt-giê có thể vào khoảng 300km.
Có lẽ, khi đến dự nhóm tại một nhà hội trong thành An-ti-ốt, Phao-lô và Ba-na-ba đã có cuộc nói chuyện giới thiệu sơ qua với các người cai trị nhà hội. Qua đó, họ biết Phao-lô và Ba-na-ba là những người đi giảng đạo. Vì thế, họ đã mời Phao-lô và Ba-na-ba giảng giải Thánh Kinh cho dân chúng.
16 Phao-lô đã đứng dậy, dùng tay làm hiệu, nói: "Hỡi các người I-sơ-ra-ên và các người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy nghe! 17 Đức Chúa Trời của dân I-sơ-ra-ên này đã chọn các tổ phụ của chúng ta; đã tôn cao dân sự, trong lúc họ là những khách kiều ngụ trong đất Ê-díp-tô; và với cánh tay cao Ngài đã đem họ ra khỏi đó. 18 Trong khoảng thời gian bốn mươi năm, Ngài đã chịu đựng tính nết của họ trong đồng vắng. [Phục Truyền Luật Lệ Ký 1:31] 19 Khi Ngài đã diệt bảy dân tộc trong đất Ca-na-an, Ngài đã phân chia đất của chúng cho họ. [Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:1] 20 Với những sự đó, trong khoảng bốn trăm năm mươi năm, Ngài đã ban cho họ các quan xét cho đến Tiên Tri Sa-mu-ên. 21 Bấy giờ, họ đã xin một vua, và Đức Chúa Trời đã ban cho họ Sau-lơ, con của Ki-sơ, một người thuộc chi phái Bên-gia-min, trong bốn mươi năm. 22 Rồi, Ngài đã bỏ người, dấy lên cho họ Đa-vít để làm vua, người mà Ngài đã làm chứng rằng: "Ta đã tìm thấy Đa-vít, con của Gie-sê, một người vừa lòng Ta, là người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta." [I Sa-mu-ên 13:14; Thi Thiên 89:20] 23 Từ dòng dõi của người này, Đức Chúa Trời đã theo lời hứa, dấy lên cho I-sơ-ra-ên Đấng Giải Cứu tên là Jesus.
Từ câu 16 đến 23: Con hiểu rằng, qua các câu này, Phao-lô đã khéo léo tóm lược lịch sử của dân I-sơ-ra-ên một cách ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, nhằm mục đích dẫn người nghe đến với Đấng Christ.
Cách trình bày tóm lược của Phao-lô giúp những người không phải dân I-sơ-ra-ên hiểu về mối liên kết lịch sử của dân tộc I-sơ-ra-ên với Đấng Giải Cứu tên là Jesus. Đồng thời hiểu rằng, câu chuyện của dân I-sơ-ra-ên không chỉ là lịch sử của một dân tộc mà là một phần trong kế hoạch cứu rỗi toàn nhân loại của Đức Chúa Trời.
24 Giăng đã giảng trước mặt sự đến của Ngài phép báp-tem của sự ăn năn cho hết thảy dân I-sơ-ra-ên. 25 Trong khi Giăng hoàn thành nhiệm vụ của mình, người đã nói: "Các ngươi tưởng ta là ai? Ta chẳng phải là Đấng ấy. Nhưng kìa, đến sau ta là Đấng mà giày của chân Ngài ta chẳng xứng đáng tháo." [Giăng 1:27] 26 Hỡi các người! Hỡi các anh chị em! Hỡi con cháu dòng Áp-ra-ham và những người kính sợ Đức Chúa Trời trong các anh chị em! Lời của Sự Cứu Rỗi này đã được gửi cho các anh chị em.
Từ câu 24 đến 26: Con hiểu rằng, Phao-lô tiếp tục nhắc đến Giăng Báp-tít, là một nhân vật quan trọng trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Giăng Báp-tít được sai đến để chuẩn bị tấm lòng của dân I-sơ-ra-ên cho sự xuất hiện của Đấng Giải Cứu.
Mục đích Phao-lô mô tả sự khiêm nhường, hạ mình của Giăng Báp-tít đối với Đấng đến sau ông là để mô tả sự vượt trội của Đấng Christ hơn mọi tiên tri trước đó. Với người nghe, câu 25 khẳng định Đức Chúa Jesus, Đấng đã tỏ mình cho dân I-sơ-ra-ên ngay sau Giăng Báp-tít, là Đấng có địa vị vô cùng cao trọng.
Lời của Sự Cứu Rỗi này đã được gửi cho các anh chị em: Trong câu 26 Phao-lô dùng cách gọi "các anh chị em" đối với cả người I-sơ-ra-ên lẫn những người ngoại có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, đang ngồi nghe ông giảng. Có lẽ những người ngoại có mặt hôm ấy đã rất vui mừng khi nghe Phao-lô công bố Lời của Sự Cứu Rỗi cũng dành cho họ.
27 Vì những người cư trú tại Giê-ru-sa-lem và các kẻ cai trị của họ chẳng hiểu biết Đấng ấy cùng tiếng nói của các tiên tri được đọc suốt mỗi ngày Sa-bát, nên họ đã làm ứng nghiệm các lời ấy trong sự định tội Ngài. 28 Họ đã chẳng tìm thấy cớ đáng chết nhưng họ đã xin Phi-lát khiến Ngài bị giết. 29 Họ đã làm ứng nghiệm mọi điều được chép về Ngài. Họ đã hạ Ngài xuống khỏi cây gỗ, đặt nằm trong mả.
Từ câu 27 đến 29: Con hiểu rằng, Đức Thánh Linh qua Phao-lô nhấn mạnh đến kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời, rằng, sự chối bỏ Đấng Christ của dân I-sơ-ra-ên lại dẫn đến sự hoàn thành ý định của Ngài.
30 Nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ những kẻ chết. 31 Ngài đã được thấy trong nhiều ngày bởi những người đã từ Ga-li-lê, cùng lên với Ngài, tới Giê-ru-sa-lem. Họ là các chứng nhân của Ngài cho dân chúng. 32 Còn chúng tôi thì giảng Tin Lành cho các anh chị em là lời hứa đã có cho các tổ phụ.
Từ câu 30 đến 32: Con hiểu rằng, ba câu này nhấn mạnh đến trọng tâm của Tin Lành: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus là trung tâm của Tin Lành và là bằng chứng sống động cho lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
33 Vì Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm điều ấy cho chúng ta, là con cháu của họ. Ngài đã làm sống lại Đức Chúa Jesus, như cũng đã chép trong Thi Thiên thứ nhì: "Ngươi là Con của Ta. Ngày nay, Ta đã sinh ra Ngươi." [Thi Thiên 2:7] 34 Vì Ngài đã làm cho Đấng ấy sống lại từ những kẻ chết, chẳng còn phải quay về với sự hư nát. Ngài đã phán như thế này: "Ta sẽ ban cho các ngươi những sự thành tín và những sự từ ái đã hứa với Đa-vít." [Ê-sai 55:3] 35 Cũng vậy, Ngài đã phán trong một nơi khác: "Ngài sẽ chẳng cho Đấng Thánh của Ngài thấy sự hư nát." [Thi Thiên 16:10] 36 Nhưng thực tế, Đa-vít đã phục vụ thế hệ của chính mình theo ý muốn của Đức Chúa Trời, đã ngủ, đã được đặt nằm với các tổ phụ của mình, và đã thấy sự hư nát. [I Các Vua 2:10] 37 Nhưng Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm cho sống lại, thì chẳng thấy sự hư nát.
Từ câu 33 đến 37: Con hiểu rằng, việc thân thể xác thịt của Đức Chúa Jesus không hư nát không chỉ là một phép lạ mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Điều này tiêu biểu cho chiến thắng của Ngài trước sự chết và sự hư hoại do hậu quả của tội lỗi. Do đó mang lại hy vọng cho những ai tin nhận Ngài, rằng họ cũng sẽ được sống lại trong thân thể vinh quang bất tử, không còn chịu sự hư hoại nữa.
38 Vậy, Hỡi các người! Hỡi các anh chị em! Các anh chị em hãy biết rằng, nhờ Đấng ấy mà sự tha thứ những tội lỗi được giảng cho các anh chị em. 39 Trong Ngài, hết thảy những ai tin đều được xưng công chính về mọi điều mà các anh chị em chẳng có thể được xưng công chính trong luật pháp của Môi-se.
Câu 38 và 39: Con hiểu rằng, hai câu này khẳng định một người được cứu rỗi và được xưng công chính là bởi tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Ngoài ra, không có một phương cách nào khác. Không có một phương pháp tu tập, làm lành, lánh dữ nào có thể cứu được một người ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi.
40 Vậy, hãy coi chừng, kẻo lời trong các sách tiên tri đến trên các anh chị em: 41 "Này, những kẻ khi dễ, sững sờ, bị dời đi! Vì Ta làm một việc, trong những ngày của các ngươi; một việc mà các ngươi sẽ chẳng tin, dù có ai đó thuật lại cho các ngươi."" [Ha-ba-cúc 1:5]
Câu 40 và 41: Con hiểu rằng, kết thúc bài giảng, Phao-lô cảnh báo người nghe đừng khinh thường Tin Lành, vì nếu từ chối, họ sẽ đối diện với sự phán xét mà Chúa đã tiên báo qua các tiên tri, điển hình là Ha-ba-cúc 1:5.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Nguyện xin Cha cũng giúp chúng con chuẩn bị những điều cần thiết cho việc sinh con sắp tới. Chúng con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Ngọc Tú
Công Vụ Các Sứ Đồ 13:13-41 Tin Lành Được Rao Giảng tại An-ti-ốt, Xứ Bi-si-đi – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày bình an Ngài ban cho gia đình con. Con cảm tạ Cha vì mỗi ngày có Lời của Ngài để suy ngẫm và qua đó được hiểu biết về Ngài càng hơn. Con cảm tạ Cha vì được sống trong sự yêu thương quan phòng của Ngài.
Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 13:13-41.
13 Phao-lô với các bạn đồng hành vượt biển từ Ba-phô, đến tận Bẹt-giê, trong xứ Bam-phi-li. Nhưng Giăng đã lìa khỏi họ, quay trở lại, về Giê-ru-sa-lem.
14 Họ đã rời khỏi Bẹt-giê, đến tận An-ti-ốt, xứ Bi-si-đi. Ngày Sa-bát, họ đã đi vào trong nhà hội mà ngồi.
15 Sau khi sự đọc từ Sách Luật Pháp và các sách tiên tri đã xong, các người cai trị nhà hội đã sai người đến với họ, nói: "Hỡi các người, các anh em! Nếu trong các anh em có lời khuyên bảo cho dân chúng thì hãy nói!"
Từ câu 13 đến 15: Thưa Cha, con hiểu rằng, sau khi giảng Tin Lành tại Chíp-rơ, Đức Thánh Linh tiếp tục hướng dẫn Phao-lô và Ba-na-ba đi đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi. Hành trình này di chuyển bằng thuyền, và tàu thời đó không đi thẳng mà thường men theo bờ biển hoặc phụ thuộc vào hướng gió. Do đó quãng đường thực tế từ Ba-phô đến Bẹt-giê có thể vào khoảng 300km.
Có lẽ, khi đến dự nhóm tại một nhà hội trong thành An-ti-ốt, Phao-lô và Ba-na-ba đã có cuộc nói chuyện giới thiệu sơ qua với các người cai trị nhà hội. Qua đó, họ biết Phao-lô và Ba-na-ba là những người đi giảng đạo. Vì thế, họ đã mời Phao-lô và Ba-na-ba giảng giải Thánh Kinh cho dân chúng.
16 Phao-lô đã đứng dậy, dùng tay làm hiệu, nói: "Hỡi các người I-sơ-ra-ên và các người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy nghe!
17 Đức Chúa Trời của dân I-sơ-ra-ên này đã chọn các tổ phụ của chúng ta; đã tôn cao dân sự, trong lúc họ là những khách kiều ngụ trong đất Ê-díp-tô; và với cánh tay cao Ngài đã đem họ ra khỏi đó.
18 Trong khoảng thời gian bốn mươi năm, Ngài đã chịu đựng tính nết của họ trong đồng vắng. [Phục Truyền Luật Lệ Ký 1:31]
19 Khi Ngài đã diệt bảy dân tộc trong đất Ca-na-an, Ngài đã phân chia đất của chúng cho họ. [Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:1]
20 Với những sự đó, trong khoảng bốn trăm năm mươi năm, Ngài đã ban cho họ các quan xét cho đến Tiên Tri Sa-mu-ên.
21 Bấy giờ, họ đã xin một vua, và Đức Chúa Trời đã ban cho họ Sau-lơ, con của Ki-sơ, một người thuộc chi phái Bên-gia-min, trong bốn mươi năm.
22 Rồi, Ngài đã bỏ người, dấy lên cho họ Đa-vít để làm vua, người mà Ngài đã làm chứng rằng: "Ta đã tìm thấy Đa-vít, con của Gie-sê, một người vừa lòng Ta, là người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta." [I Sa-mu-ên 13:14; Thi Thiên 89:20]
23 Từ dòng dõi của người này, Đức Chúa Trời đã theo lời hứa, dấy lên cho I-sơ-ra-ên Đấng Giải Cứu tên là Jesus.
Từ câu 16 đến 23: Con hiểu rằng, qua các câu này, Phao-lô đã khéo léo tóm lược lịch sử của dân I-sơ-ra-ên một cách ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, nhằm mục đích dẫn người nghe đến với Đấng Christ.
Cách trình bày tóm lược của Phao-lô giúp những người không phải dân I-sơ-ra-ên hiểu về mối liên kết lịch sử của dân tộc I-sơ-ra-ên với Đấng Giải Cứu tên là Jesus. Đồng thời hiểu rằng, câu chuyện của dân I-sơ-ra-ên không chỉ là lịch sử của một dân tộc mà là một phần trong kế hoạch cứu rỗi toàn nhân loại của Đức Chúa Trời.
24 Giăng đã giảng trước mặt sự đến của Ngài phép báp-tem của sự ăn năn cho hết thảy dân I-sơ-ra-ên.
25 Trong khi Giăng hoàn thành nhiệm vụ của mình, người đã nói: "Các ngươi tưởng ta là ai? Ta chẳng phải là Đấng ấy. Nhưng kìa, đến sau ta là Đấng mà giày của chân Ngài ta chẳng xứng đáng tháo." [Giăng 1:27]
26 Hỡi các người! Hỡi các anh chị em! Hỡi con cháu dòng Áp-ra-ham và những người kính sợ Đức Chúa Trời trong các anh chị em! Lời của Sự Cứu Rỗi này đã được gửi cho các anh chị em.
Từ câu 24 đến 26: Con hiểu rằng, Phao-lô tiếp tục nhắc đến Giăng Báp-tít, là một nhân vật quan trọng trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Giăng Báp-tít được sai đến để chuẩn bị tấm lòng của dân I-sơ-ra-ên cho sự xuất hiện của Đấng Giải Cứu.
Mục đích Phao-lô mô tả sự khiêm nhường, hạ mình của Giăng Báp-tít đối với Đấng đến sau ông là để mô tả sự vượt trội của Đấng Christ hơn mọi tiên tri trước đó. Với người nghe, câu 25 khẳng định Đức Chúa Jesus, Đấng đã tỏ mình cho dân I-sơ-ra-ên ngay sau Giăng Báp-tít, là Đấng có địa vị vô cùng cao trọng.
Lời của Sự Cứu Rỗi này đã được gửi cho các anh chị em: Trong câu 26 Phao-lô dùng cách gọi "các anh chị em" đối với cả người I-sơ-ra-ên lẫn những người ngoại có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, đang ngồi nghe ông giảng. Có lẽ những người ngoại có mặt hôm ấy đã rất vui mừng khi nghe Phao-lô công bố Lời của Sự Cứu Rỗi cũng dành cho họ.
27 Vì những người cư trú tại Giê-ru-sa-lem và các kẻ cai trị của họ chẳng hiểu biết Đấng ấy cùng tiếng nói của các tiên tri được đọc suốt mỗi ngày Sa-bát, nên họ đã làm ứng nghiệm các lời ấy trong sự định tội Ngài.
28 Họ đã chẳng tìm thấy cớ đáng chết nhưng họ đã xin Phi-lát khiến Ngài bị giết.
29 Họ đã làm ứng nghiệm mọi điều được chép về Ngài. Họ đã hạ Ngài xuống khỏi cây gỗ, đặt nằm trong mả.
Từ câu 27 đến 29: Con hiểu rằng, Đức Thánh Linh qua Phao-lô nhấn mạnh đến kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời, rằng, sự chối bỏ Đấng Christ của dân I-sơ-ra-ên lại dẫn đến sự hoàn thành ý định của Ngài.
30 Nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ những kẻ chết.
31 Ngài đã được thấy trong nhiều ngày bởi những người đã từ Ga-li-lê, cùng lên với Ngài, tới Giê-ru-sa-lem. Họ là các chứng nhân của Ngài cho dân chúng.
32 Còn chúng tôi thì giảng Tin Lành cho các anh chị em là lời hứa đã có cho các tổ phụ.
Từ câu 30 đến 32: Con hiểu rằng, ba câu này nhấn mạnh đến trọng tâm của Tin Lành: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus là trung tâm của Tin Lành và là bằng chứng sống động cho lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
33 Vì Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm điều ấy cho chúng ta, là con cháu của họ. Ngài đã làm sống lại Đức Chúa Jesus, như cũng đã chép trong Thi Thiên thứ nhì: "Ngươi là Con của Ta. Ngày nay, Ta đã sinh ra Ngươi." [Thi Thiên 2:7]
34 Vì Ngài đã làm cho Đấng ấy sống lại từ những kẻ chết, chẳng còn phải quay về với sự hư nát. Ngài đã phán như thế này: "Ta sẽ ban cho các ngươi những sự thành tín và những sự từ ái đã hứa với Đa-vít." [Ê-sai 55:3]
35 Cũng vậy, Ngài đã phán trong một nơi khác: "Ngài sẽ chẳng cho Đấng Thánh của Ngài thấy sự hư nát." [Thi Thiên 16:10]
36 Nhưng thực tế, Đa-vít đã phục vụ thế hệ của chính mình theo ý muốn của Đức Chúa Trời, đã ngủ, đã được đặt nằm với các tổ phụ của mình, và đã thấy sự hư nát. [I Các Vua 2:10]
37 Nhưng Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm cho sống lại, thì chẳng thấy sự hư nát.
Từ câu 33 đến 37: Con hiểu rằng, việc thân thể xác thịt của Đức Chúa Jesus không hư nát không chỉ là một phép lạ mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Điều này tiêu biểu cho chiến thắng của Ngài trước sự chết và sự hư hoại do hậu quả của tội lỗi. Do đó mang lại hy vọng cho những ai tin nhận Ngài, rằng họ cũng sẽ được sống lại trong thân thể vinh quang bất tử, không còn chịu sự hư hoại nữa.
38 Vậy, Hỡi các người! Hỡi các anh chị em! Các anh chị em hãy biết rằng, nhờ Đấng ấy mà sự tha thứ những tội lỗi được giảng cho các anh chị em.
39 Trong Ngài, hết thảy những ai tin đều được xưng công chính về mọi điều mà các anh chị em chẳng có thể được xưng công chính trong luật pháp của Môi-se.
Câu 38 và 39: Con hiểu rằng, hai câu này khẳng định một người được cứu rỗi và được xưng công chính là bởi tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Ngoài ra, không có một phương cách nào khác. Không có một phương pháp tu tập, làm lành, lánh dữ nào có thể cứu được một người ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi.
40 Vậy, hãy coi chừng, kẻo lời trong các sách tiên tri đến trên các anh chị em:
41 "Này, những kẻ khi dễ, sững sờ, bị dời đi! Vì Ta làm một việc, trong những ngày của các ngươi; một việc mà các ngươi sẽ chẳng tin, dù có ai đó thuật lại cho các ngươi."" [Ha-ba-cúc 1:5]
Câu 40 và 41: Con hiểu rằng, kết thúc bài giảng, Phao-lô cảnh báo người nghe đừng khinh thường Tin Lành, vì nếu từ chối, họ sẽ đối diện với sự phán xét mà Chúa đã tiên báo qua các tiên tri, điển hình là Ha-ba-cúc 1:5.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Nguyện xin Cha cũng giúp chúng con chuẩn bị những điều cần thiết cho việc sinh con sắp tới. Chúng con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
***