Nguyễn Ngọc Tú: I Ti-mô-thê 6:1-5 Bổn Phận của Tôi Tớ – Giáo Sư Giả
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn I Ti-mô-thê 6:1-5.
1 Hết thảy những tôi tớ ở dưới ách phải coi chủ của mình là đáng trọng trong mọi sự, để cho danh của Đức Chúa Trời và giáo lý của Ngài không bị phạm thượng.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "tôi tớ ở dưới ách" nghĩa là một người làm công việc ở dưới quyền người khác, chịu sự chỉ đạo của người khác. "Coi chủ của mình là đáng trọng trong mọi sự" nghĩa là tôn trọng và vâng phục những yêu cầu công việc của chủ mà không nghịch Lời Chúa.
Thực trạng của xã hội ngày nay cũng cho thấy những người làm công thường có xu hướng cảm thấy mình bị đối xử bất công nên hay nói xấu, gièm chê, thậm chí tìm cách đánh cắp hoặc phá hoại tại sản của người chủ thuê mướn mình. Là con dân Chúa thì cần làm việc với tinh thần giống như làm cho Chúa, siêng năng, chịu khó, trung thực, biết quý trọng tài sản của chủ. Một đời sống như vậy sẽ làm sáng danh Chúa.
Giáo lý của Thiên Chúa là những sự dạy dỗ được rút ra từ những lẽ thật của Thánh Kinh. Phao-lô dùng nhóm chữ "giáo lý của Đức Chúa Trời" là ông muốn nhấn mạnh đến những lẽ thật của Thánh Kinh mà liên quan trực tiếp đến ý muốn, thẩm quyền, sự thi hành của Đức Chúa Trời, điển hình như: Chương trình cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, giáo lý về sự Đức Chúa Trời xưng nghĩa một người bởi đức tin, giáo lý về Mười Điều Răn... Còn nhóm chữ "giáo lý của Đấng Christ" thì nhấn mạnh đến những lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự dạy dỗ, thẩm quyền, sự thi hành của Đấng Christ, như: điều răn mới mà Ngài truyền cho Hội Thánh, sự Ngài tái lâm để đón Hội Thánh, sự kết hiệp mầu nhiệm của Ngài với Hội Thánh trong lễ cưới Chiên Con, sự Hội Thánh đồng trị với Đấng Christ trong Vương Quốc Trời...
2 Ai có những người chủ là tín đồ, thì không nên xem thường họ vì cớ họ là anh chị em cùng Cha, nhưng hãy phục vụ, vì họ là những người trung tín và đáng yêu, được hưởng lợi. Đó là các điều con phải dạy dỗ và khuyên bảo.
Câu 2: Con hiểu rằng, con dân Chúa mà được làm việc dưới quyền của những người chủ cũng là tín đồ thì là một điều phước hạnh. Nhưng trong công việc cũng phải giữ tinh thần làm việc như làm cho Chúa, chứ không phải vì cớ họ là anh chị em cùng Cha mà lơ là, cẩu thả. Bản thân con thì nghĩ rằng, khi được làm việc cho tín đồ thì phải càng hết lòng, cố gắng nhiều hơn nữa, vì đơn giản là mình yêu người anh chị em cùng Cha của mình và muốn làm mọi điều tốt nhất cho họ.
3 Nếu ai dạy khác đi, không theo trọn vẹn mọi lời của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta và giáo lý của sự tin kính,
4 thì người đó kiêu ngạo, không biết gì hết, nhưng có bệnh hay gạn hỏi, cãi lẫy; bởi đó sinh sự ganh ghét, cạnh tranh, vu khống, nghi ngờ xấu xa,
5 và các việc làm vô ích của những kẻ có tâm trí hư nát, thiếu mất lẽ thật, coi sự thu lợi là tin kính. Con hãy tránh xa những kẻ như vậy.
Từ câu 3 đến câu 5: Con thấy cách Phao-lô trao đổi với Ti-mô-thê và gọi Chúa là "Đức Chúa Jesus Christ của chúng ta" rất dễ thương. Cách gọi ấy giúp con cảm nhận được là Phao-lô và Ti-mô-thê rất thân thiết với nhau, và cả hai rất thân thiết với Chúa.
Con hiểu rằng, "giáo lý của sự tin kính" là các sự dạy dỗ của Thánh Kinh truyền cho con dân Chúa phải tin cậy và vâng phục Chúa, điển hình đó chính là Giô-suê 1:8 và lời nói của bà Ma-ri trong Giăng 2:5:
"Bất cứ điều gì Ngài bảo các ngươi, hãy làm theo!" (Giăng 2:5).
Mà cũng có thể nói rằng "giáo lý của sự tin kính" là toàn bộ Thánh Kinh vì Thánh Kinh truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời với mục đích hướng loài người đến sự tin cậy, kính sợ, và vâng phục Ngài.
Một người đứng lên dạy dỗ Lời Chúa trong Hội Thánh mà không vâng theo trọn vẹn lời của Đức Chúa Jesus Christ và giáo lý của sự tin kính thì đích thực là một giáo sư giả, do Sa-tan cài đặt vào trong Hội Thánh. Phao-lô gọi các giáo sư giả là "những kẻ có tâm trí hư nát" nghĩa là mọi sự nhận thức, cảm xúc, suy luận, và quyết định của người ấy chỉ toàn là xấu xa. Mà có thể nói các giáo sư giả là kẻ xấu xa nhất trong những người xấu vì họ biết Chúa và Lời Chúa mà lại chống nghịch và bẻ cong, khiến người nghe lầm lạc. Mặc dù Phao-lô bảo Ti-mô-thê là "hãy tránh xa những kẻ như vậy" nhưng đó chính là mệnh lệnh của Đức Thánh Linh qua Phao-lô truyền cho Hội Thánh. Một giám mục đầy ơn Chúa như Ti-mô-thê mà còn phải "tránh xa" thì mọi con dân Chúa càng phải "tránh thật xa".
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: I Ti-mô-thê 6:1-5 Bổn Phận của Tôi Tớ – Giáo Sư Giả
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn I Ti-mô-thê 6:1-5.
1 Hết thảy những tôi tớ ở dưới ách phải coi chủ của mình là đáng trọng trong mọi sự, để cho danh của Đức Chúa Trời và giáo lý của Ngài không bị phạm thượng.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "tôi tớ ở dưới ách" nghĩa là một người làm công việc ở dưới quyền người khác, chịu sự chỉ đạo của người khác. "Coi chủ của mình là đáng trọng trong mọi sự" nghĩa là tôn trọng và vâng phục những yêu cầu công việc của chủ mà không nghịch Lời Chúa.
Thực trạng của xã hội ngày nay cũng cho thấy những người làm công thường có xu hướng cảm thấy mình bị đối xử bất công nên hay nói xấu, gièm chê, thậm chí tìm cách đánh cắp hoặc phá hoại tại sản của người chủ thuê mướn mình. Là con dân Chúa thì cần làm việc với tinh thần giống như làm cho Chúa, siêng năng, chịu khó, trung thực, biết quý trọng tài sản của chủ. Một đời sống như vậy sẽ làm sáng danh Chúa.
Giáo lý của Thiên Chúa là những sự dạy dỗ được rút ra từ những lẽ thật của Thánh Kinh. Phao-lô dùng nhóm chữ "giáo lý của Đức Chúa Trời" là ông muốn nhấn mạnh đến những lẽ thật của Thánh Kinh mà liên quan trực tiếp đến ý muốn, thẩm quyền, sự thi hành của Đức Chúa Trời, điển hình như: Chương trình cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, giáo lý về sự Đức Chúa Trời xưng nghĩa một người bởi đức tin, giáo lý về Mười Điều Răn... Còn nhóm chữ "giáo lý của Đấng Christ" thì nhấn mạnh đến những lẽ thật liên quan trực tiếp đến sự dạy dỗ, thẩm quyền, sự thi hành của Đấng Christ, như: điều răn mới mà Ngài truyền cho Hội Thánh, sự Ngài tái lâm để đón Hội Thánh, sự kết hiệp mầu nhiệm của Ngài với Hội Thánh trong lễ cưới Chiên Con, sự Hội Thánh đồng trị với Đấng Christ trong Vương Quốc Trời...
2 Ai có những người chủ là tín đồ, thì không nên xem thường họ vì cớ họ là anh chị em cùng Cha, nhưng hãy phục vụ, vì họ là những người trung tín và đáng yêu, được hưởng lợi. Đó là các điều con phải dạy dỗ và khuyên bảo.
Câu 2: Con hiểu rằng, con dân Chúa mà được làm việc dưới quyền của những người chủ cũng là tín đồ thì là một điều phước hạnh. Nhưng trong công việc cũng phải giữ tinh thần làm việc như làm cho Chúa, chứ không phải vì cớ họ là anh chị em cùng Cha mà lơ là, cẩu thả. Bản thân con thì nghĩ rằng, khi được làm việc cho tín đồ thì phải càng hết lòng, cố gắng nhiều hơn nữa, vì đơn giản là mình yêu người anh chị em cùng Cha của mình và muốn làm mọi điều tốt nhất cho họ.
3 Nếu ai dạy khác đi, không theo trọn vẹn mọi lời của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta và giáo lý của sự tin kính,
4 thì người đó kiêu ngạo, không biết gì hết, nhưng có bệnh hay gạn hỏi, cãi lẫy; bởi đó sinh sự ganh ghét, cạnh tranh, vu khống, nghi ngờ xấu xa,
5 và các việc làm vô ích của những kẻ có tâm trí hư nát, thiếu mất lẽ thật, coi sự thu lợi là tin kính. Con hãy tránh xa những kẻ như vậy.
Từ câu 3 đến câu 5: Con thấy cách Phao-lô trao đổi với Ti-mô-thê và gọi Chúa là "Đức Chúa Jesus Christ của chúng ta" rất dễ thương. Cách gọi ấy giúp con cảm nhận được là Phao-lô và Ti-mô-thê rất thân thiết với nhau, và cả hai rất thân thiết với Chúa.
Con hiểu rằng, "giáo lý của sự tin kính" là các sự dạy dỗ của Thánh Kinh truyền cho con dân Chúa phải tin cậy và vâng phục Chúa, điển hình đó chính là Giô-suê 1:8 và lời nói của bà Ma-ri trong Giăng 2:5:
"Bất cứ điều gì Ngài bảo các ngươi, hãy làm theo!" (Giăng 2:5).
Mà cũng có thể nói rằng "giáo lý của sự tin kính" là toàn bộ Thánh Kinh vì Thánh Kinh truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời với mục đích hướng loài người đến sự tin cậy, kính sợ, và vâng phục Ngài.
Một người đứng lên dạy dỗ Lời Chúa trong Hội Thánh mà không vâng theo trọn vẹn lời của Đức Chúa Jesus Christ và giáo lý của sự tin kính thì đích thực là một giáo sư giả, do Sa-tan cài đặt vào trong Hội Thánh. Phao-lô gọi các giáo sư giả là "những kẻ có tâm trí hư nát" nghĩa là mọi sự nhận thức, cảm xúc, suy luận, và quyết định của người ấy chỉ toàn là xấu xa. Mà có thể nói các giáo sư giả là kẻ xấu xa nhất trong những người xấu vì họ biết Chúa và Lời Chúa mà lại chống nghịch và bẻ cong, khiến người nghe lầm lạc. Mặc dù Phao-lô bảo Ti-mô-thê là "hãy tránh xa những kẻ như vậy" nhưng đó chính là mệnh lệnh của Đức Thánh Linh qua Phao-lô truyền cho Hội Thánh. Một giám mục đầy ơn Chúa như Ti-mô-thê mà còn phải "tránh xa" thì mọi con dân Chúa càng phải "tránh thật xa".
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...