Nguyễn Ngọc Tú: II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày mới nữa Ngài ban cho con. Nguyện xin Cha ban ơn cho mọi việc tay con làm trong hôm nay. Nguyện xin Cha ban ơn cho con trong việc chăm sóc vợ và các con. Con cảm tạ Cha hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong II Cô-rinh-tô 1:1-11. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Câu 1: Phao-lô mở đầu thư II Cô-rinh-tô bằng lời tự giới thiệu về chức vụ sứ đồ của ông. Ông làm chức vụ sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ theo ý muốn của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ là người được Ngài sai đi để thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Lành cho người chưa biết Chúa, thành lập Hội Thánh ở các địa phương, và giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa. Vì Phao-lô từng sai Ti-mô-thê đến giải quyết các nan đề tại Hội Thánh Cô-rinh-tô (I Cô-rinh-tô 4:17; I Cô-rinh-tô 16:10), nên rất có thể Ti-mô-thê đã dự phần tích cực trong sự thảo luận với Phao-lô về nội dung trong thư II Cô-rinh-tô.
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
Câu 2: Ân điển của Thiên Chúa là mọi ơn phước thiêng liêng Thiên Chúa ban cho con dân của Ngài (Ê-phê-sô 1:3). Sự bình an từ Thiên Chúa là không lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ trước mọi nghịch cảnh vì tin chắc rằng Thiên Chúa luôn yêu thương, quan phòng mình.
Ân điển của Đức Chúa Jesus Christ là mọi ơn Ngài ban cho chúng ta, trong đó có các ơn tiêu biểu: ơn chịu chết và chuộc tội thay, ơn ở cùng và ban thêm sức, ơn được ban cho các chức vụ trong Hội Thánh, ơn được ban cho sự sống đời đời, ơn được đồng trị cùng Ngài trong Vương Quốc Trời... Ngài cũng ban cho sự bình an của chính Ngài, là sự bình an của một người trải qua sự cám dỗ, nghèo khó, bất công, đau đớn, tủi nhục, và sự chết.
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
Câu 3: Con hiểu rằng, thân vị loài người thì Đức Chúa Jesus Christ được Đức Chúa Trời sinh ra nên Đức Chúa Trời được gọi là Cha của Đức Chúa Jesus Christ. Còn trong thân vị Thiên Chúa, Đấng Christ là Thiên Chúa Ngôi Lời, nên Ngài bình đẳng và bình quyền với Đức Chúa Trời. Chữ "Cha" mà Đức Chúa Jesus Christ gọi Đức Chúa Trời còn hàm chứa lòng vâng phục, sự tôn kính cao nhất mà một người làm ra với Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, khi càng đọc, suy ngẫm và thực hành Thánh Kinh, con càng cảm nhận được sự vĩ đại của Ngài trên nhiều phương diện, mà một trong đó là sự thương xót của Ngài. Nghĩ đến sự thương xót của Ngài, con nhớ đến Thi Thiên 139 về sự Ngài chăm sóc con đến từng chi tiết và nhớ đến I Giăng 1:9 về sự tha thứ của Ngài khi đã là con cái của Ngài mà vẫn nhiều khi con lầm lỡ, sai bước.
Thưa Cha, con cảm tạ Ngài vì trên linh trình có nhiều khi con nản lòng, chùn bước, cảm thấy quá yếu đuối, mệt mỏi thì Ngài luôn bên cạnh, an ủi, và ban thêm sức cho con. Cũng như sự bình an, sự an ủi của Ngài vượt quá mọi sự hiểu biết của con.
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
Câu 4: Thưa Cha, con cũng kinh nghiệm được lời này của Phao-lô trong thực tế. Một trong những cách Cha an ủi con là Ngài dùng các anh chị em đi trước, đã chịu nhiều gian khổ, và kinh nghiệm được sự an ủi của Ngài, để an ủi con khi con phải trải qua nghịch cảnh.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Câu 5: Sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong Phao-lô và Ti-mô-thê khi hai ông chịu nhiều cực khổ, bách hại hầu việc Chúa. Tương tự như sự đau đớn của mọi chi thể trong thân đều dẫn truyền tín hiệu đến não bộ, Đấng Christ là đầu Hội Thánh, nên Ngài cũng cùng chịu mọi đau đớn vì bị bách hại đức tin của con dân Chúa trong Hội Thánh. Vì thế, con dân Chúa càng chịu nhiều đau đớn vì danh Chúa thì càng được Đức Chúa Trời an ủi qua Đấng Christ.
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Câu 6 và 7: Sứ Đồ Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã chịu nhiều gian khổ để giảng Tin Lành cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, nhờ đó họ nhận được sự cứu rỗi và được an ủi khi thoát khỏi những đau khổ do tội lỗi gây nên. Sau khi họ tin nhận Chúa, thì tấm gương sáng của Phao-lô và các bạn của ông trong sự chịu khổ đã giúp họ được an ủi khi phải chịu cùng cảnh ngộ. Ở chiều ngược lại, Phao-lô và các bạn của ông cũng được an ủi khi thấy họ được an ủi và vững vàng trong đức tin. Hay nói cách khác, sự chịu khổ của những người đi trước là niềm an ủi lớn lao cho thế hệ sau, và Hội Thánh cứ nối bước như vậy qua gần 2,000 năm nay.
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Từ câu 8 đến câu 10: Con hiểu rằng, câu "có án chết" là Phao-lô nói đến sự ông và các bạn của ông trong khi đi rao giảng Tin Lành luôn phải đối diện với sự bách hại mà có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào, tương tự như Đức Chúa Jesus bị dân Do-thái lên án chết. Chính vì nhận thức được rõ ràng sự nguy hiểm là khó lường nên ông và các bạn chỉ biết trông cậy nơi sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Câu "trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết" cũng giúp con hiểu là Phao-lô và các bạn của ông chấp nhận hy sinh mạng sống nếu Chúa cho phép điều đó xảy đến, với lòng tin vững chắc là Đức Chúa Trời sẽ giải cứu họ khỏi sự chết.
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Câu 11: Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất mà con dân Chúa có thể làm ra để cứu giúp lẫn nhau đó là cầu thay cho nhau khi nghe biết anh chị em của mình rơi vào nghịch cảnh. Sau đó tùy theo tình hình con dân Chúa chia xẻ bất cứ điều gì có thể để cứu giúp anh chị em của mình. Phao-lô khẳng định ông và các bạn được ơn giải cứu là nhờ lời cầu thay của nhiều người, cũng như họ cũng dâng lời tạ ơn Chúa khi biết các ông gặp hoạn nạn vì biết rằng mọi sự Chúa cho phép xảy ra đều làm ích lợi cho Hội Thánh. Thưa Cha, với bản thân con thì những lời cầu thay và tạ ơn Chúa của Hội Thánh cho con cũng chính là một sự an ủi lớn khi con rơi vào những hoàn cảnh khó khăn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì sự suy ngẫm Lời Ngài làm tươi mới con mỗi ngày. Nguyện rằng hôm nay con cũng được đầy ơn của Ngài trong việc sửa nhà cửa, làm phòng học, chuẩn bị lớp học cho các cháu ấu nhi.
Nguyễn Ngọc Tú: II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha vì một ngày mới nữa Ngài ban cho con. Nguyện xin Cha ban ơn cho mọi việc tay con làm trong hôm nay. Nguyện xin Cha ban ơn cho con trong việc chăm sóc vợ và các con. Con cảm tạ Cha hôm nay Ngài cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong II Cô-rinh-tô 1:1-11. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Câu 1: Phao-lô mở đầu thư II Cô-rinh-tô bằng lời tự giới thiệu về chức vụ sứ đồ của ông. Ông làm chức vụ sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ theo ý muốn của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ là người được Ngài sai đi để thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Lành cho người chưa biết Chúa, thành lập Hội Thánh ở các địa phương, và giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa. Vì Phao-lô từng sai Ti-mô-thê đến giải quyết các nan đề tại Hội Thánh Cô-rinh-tô (I Cô-rinh-tô 4:17; I Cô-rinh-tô 16:10), nên rất có thể Ti-mô-thê đã dự phần tích cực trong sự thảo luận với Phao-lô về nội dung trong thư II Cô-rinh-tô.
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
Câu 2: Ân điển của Thiên Chúa là mọi ơn phước thiêng liêng Thiên Chúa ban cho con dân của Ngài (Ê-phê-sô 1:3). Sự bình an từ Thiên Chúa là không lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ trước mọi nghịch cảnh vì tin chắc rằng Thiên Chúa luôn yêu thương, quan phòng mình.
Ân điển của Đức Chúa Jesus Christ là mọi ơn Ngài ban cho chúng ta, trong đó có các ơn tiêu biểu: ơn chịu chết và chuộc tội thay, ơn ở cùng và ban thêm sức, ơn được ban cho các chức vụ trong Hội Thánh, ơn được ban cho sự sống đời đời, ơn được đồng trị cùng Ngài trong Vương Quốc Trời... Ngài cũng ban cho sự bình an của chính Ngài, là sự bình an của một người trải qua sự cám dỗ, nghèo khó, bất công, đau đớn, tủi nhục, và sự chết.
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
Câu 3: Con hiểu rằng, thân vị loài người thì Đức Chúa Jesus Christ được Đức Chúa Trời sinh ra nên Đức Chúa Trời được gọi là Cha của Đức Chúa Jesus Christ. Còn trong thân vị Thiên Chúa, Đấng Christ là Thiên Chúa Ngôi Lời, nên Ngài bình đẳng và bình quyền với Đức Chúa Trời. Chữ "Cha" mà Đức Chúa Jesus Christ gọi Đức Chúa Trời còn hàm chứa lòng vâng phục, sự tôn kính cao nhất mà một người làm ra với Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, khi càng đọc, suy ngẫm và thực hành Thánh Kinh, con càng cảm nhận được sự vĩ đại của Ngài trên nhiều phương diện, mà một trong đó là sự thương xót của Ngài. Nghĩ đến sự thương xót của Ngài, con nhớ đến Thi Thiên 139 về sự Ngài chăm sóc con đến từng chi tiết và nhớ đến I Giăng 1:9 về sự tha thứ của Ngài khi đã là con cái của Ngài mà vẫn nhiều khi con lầm lỡ, sai bước.
Thưa Cha, con cảm tạ Ngài vì trên linh trình có nhiều khi con nản lòng, chùn bước, cảm thấy quá yếu đuối, mệt mỏi thì Ngài luôn bên cạnh, an ủi, và ban thêm sức cho con. Cũng như sự bình an, sự an ủi của Ngài vượt quá mọi sự hiểu biết của con.
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
Câu 4: Thưa Cha, con cũng kinh nghiệm được lời này của Phao-lô trong thực tế. Một trong những cách Cha an ủi con là Ngài dùng các anh chị em đi trước, đã chịu nhiều gian khổ, và kinh nghiệm được sự an ủi của Ngài, để an ủi con khi con phải trải qua nghịch cảnh.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Câu 5: Sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong Phao-lô và Ti-mô-thê khi hai ông chịu nhiều cực khổ, bách hại hầu việc Chúa. Tương tự như sự đau đớn của mọi chi thể trong thân đều dẫn truyền tín hiệu đến não bộ, Đấng Christ là đầu Hội Thánh, nên Ngài cũng cùng chịu mọi đau đớn vì bị bách hại đức tin của con dân Chúa trong Hội Thánh. Vì thế, con dân Chúa càng chịu nhiều đau đớn vì danh Chúa thì càng được Đức Chúa Trời an ủi qua Đấng Christ.
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Câu 6 và 7: Sứ Đồ Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã chịu nhiều gian khổ để giảng Tin Lành cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, nhờ đó họ nhận được sự cứu rỗi và được an ủi khi thoát khỏi những đau khổ do tội lỗi gây nên. Sau khi họ tin nhận Chúa, thì tấm gương sáng của Phao-lô và các bạn của ông trong sự chịu khổ đã giúp họ được an ủi khi phải chịu cùng cảnh ngộ. Ở chiều ngược lại, Phao-lô và các bạn của ông cũng được an ủi khi thấy họ được an ủi và vững vàng trong đức tin. Hay nói cách khác, sự chịu khổ của những người đi trước là niềm an ủi lớn lao cho thế hệ sau, và Hội Thánh cứ nối bước như vậy qua gần 2,000 năm nay.
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Từ câu 8 đến câu 10: Con hiểu rằng, câu "có án chết" là Phao-lô nói đến sự ông và các bạn của ông trong khi đi rao giảng Tin Lành luôn phải đối diện với sự bách hại mà có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào, tương tự như Đức Chúa Jesus bị dân Do-thái lên án chết. Chính vì nhận thức được rõ ràng sự nguy hiểm là khó lường nên ông và các bạn chỉ biết trông cậy nơi sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Câu "trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết" cũng giúp con hiểu là Phao-lô và các bạn của ông chấp nhận hy sinh mạng sống nếu Chúa cho phép điều đó xảy đến, với lòng tin vững chắc là Đức Chúa Trời sẽ giải cứu họ khỏi sự chết.
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Câu 11: Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất mà con dân Chúa có thể làm ra để cứu giúp lẫn nhau đó là cầu thay cho nhau khi nghe biết anh chị em của mình rơi vào nghịch cảnh. Sau đó tùy theo tình hình con dân Chúa chia xẻ bất cứ điều gì có thể để cứu giúp anh chị em của mình. Phao-lô khẳng định ông và các bạn được ơn giải cứu là nhờ lời cầu thay của nhiều người, cũng như họ cũng dâng lời tạ ơn Chúa khi biết các ông gặp hoạn nạn vì biết rằng mọi sự Chúa cho phép xảy ra đều làm ích lợi cho Hội Thánh. Thưa Cha, với bản thân con thì những lời cầu thay và tạ ơn Chúa của Hội Thánh cho con cũng chính là một sự an ủi lớn khi con rơi vào những hoàn cảnh khó khăn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì sự suy ngẫm Lời Ngài làm tươi mới con mỗi ngày. Nguyện rằng hôm nay con cũng được đầy ơn của Ngài trong việc sửa nhà cửa, làm phòng học, chuẩn bị lớp học cho các cháu ấu nhi.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
20/06/2023