Nguyễn Ngọc Tú: Gia-cơ 1:1-4 Thử Thách, Đức Tin, và Sự Ban Cho của Đức Chúa Trời – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 1:1-4.
1 Gia-cơ, tôi tớ của Thiên Chúa và của Đức Chúa Jesus Christ, gửi cho mười hai chi phái bị tan lạc. Xin chào mừng!
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, vào đầu thư Gia-cơ xưng nhận mình là tôi tớ của Thiên Chúa và của Đức Chúa Jesus Christ.
"Tôi tớ của Thiên Chúa": Gia-cơ xác nhận Thiên Chúa là Đấng làm chủ tuyệt đối của ông. Đức Chúa Jesus Christ cũng là Thiên Chúa nên đương nhiên Gia-cơ cũng là tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ. Tuy nhiên, Gia-cơ viết thêm nhóm chữ "và của Đức Chúa Jesus Christ" là muốn nhấn mạnh đến sự kiện ông sống là để phục vụ Đấng Christ, phục tùng mọi mệnh lệnh của Đấng Christ.
"Gửi cho mười hai chi phái bị tan lạc": Gia-cơ viết thư tín này là để gửi cho những người I-sơ-ra-ên tin nhận Đấng Christ đang ở khắp nơi trên đất. Dân I-sơ-ra-ên bắt đầu bị tan lạc khắp nơi vào năm 722 TCN, khi vương quốc I-sơ-ra-ên ở phía bắc bị tiêu diệt bởi đế quốc A-si-ri, và hoàn toàn bị tan lạc khi vương quốc Giu-đa ở phía nam bị tiêu diệt bởi đế quốc Ba-bi-lôn vào năm 586 TCN. Vào thời điểm Gia-cơ viết thư thì dân I-sơ-ra-ên đã bị tan lạc hơn 500 năm.
2 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, khi các anh chị em rơi vào mọi sự thử thách khác nhau, hãy xem mỗi sự đều là sự vui mừng.
Câu 2: Con hiểu rằng, theo dòng lịch sử của Thánh Kinh thì dân tộc I-sơ-ra-ên đã nhiều lần gặp phải sự thù ghét và ngược đãi từ các dân tộc khác. Vì thế, trong hơn 500 năm bị tan lạc, khi sống ở ngoại quốc họ đã phải chịu nhiều sự bách hại, tủi nhục, đau thương. Với những người I-sơ-ra-ên tin nhận Tin Lành thì họ phải chịu đựng thêm sự bắt bớ từ chính những người nhà và những người cùng dân tộc với mình, kèm với sự bách hại từ chính quyền. Vì thế, Gia-cơ viết thư này để an ủi, khích lệ họ.
"Mọi sự thử thách khác nhau": nghĩa là trên bước đường theo Chúa, con dân Chúa sẽ gặp nhiều những thử thách khác nhau, có lớn có nhỏ, đôi khi cùng một lúc gặp nhiều thử thách khác nhau.
"Hãy xem mỗi sự đều là sự vui mừng": điều này đối với người không tin Chúa thì có vẻ vô lý nhưng với con dân Chúa thì lại rất hợp lý. Sự thử thách là để con dân Chúa được lớn lên trong đức tin. Khi đức tin của một người đã lớn đến mức độ tuyệt đối tin cậy nơi sự quan phòng của Thiên Chúa, thì tự nhiên người ấy sẽ thấy vui mừng trước mọi gian nan, thử thách gặp phải trong cuộc đời này. Sự chịu khổ trong mọi sự thử thách sẽ giúp con dân Chúa được gần gũi với Đức Chúa Trời càng hơn.
3 Hãy biết rằng, sự thử nghiệm đức tin của các anh chị em đem lại sự nhẫn nại.
Câu 3: Con hiểu rằng, những thử thách là để con dân Chúa có cơ hội bày tỏ đức tin của mình hoặc để người ấy nhìn nhận được mức độ đức tin của bản thân. Mục đích của những thử thách là để rèn tập cho con dân Chúa tính nhẫn nại. Nhẫn nại chịu đựng những bất công trong khi hầu việc Chúa để hoàn thành mọi việc Chúa giao.
4 Nhưng hãy để sự nhẫn nại làm trọn việc nó, để các anh chị em được nên trọn vẹn, không thiếu sót.
Câu 4: Con hiểu rằng, "hãy để sự nhẫn nại làm trọn việc nó" nghĩa là hãy bền lòng làm lành và chờ đợi sự giải cứu của Chúa, chứ đừng giải quyết theo ý riêng hay bỏ cuộc giữa chừng. Sự nhẫn nại chịu đựng những khó khăn, thử thách, bị bách hại, cho đến khi hoàn thành công việc nhà Chúa, sẽ khiến một người nên trọn vẹn, không thiếu sót. Trên bước đường đi theo Chúa thì chắc chắn những thử thách sẽ đến, nhưng Chúa không bao giờ để cho thử thách nào vượt quá sức một người, và Ngài chắc chắn ban ơn, thêm sức cho người ấy qua khỏi. Từng thử thách nhỏ sẽ giúp đức tin của một người mỗi ngày một lớn hơn, để người ấy có thể vượt qua những thử thách lớn hơn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này thì xin Cha ban cho con một giấc ngủ ngon, được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha. A-men.
Nguyễn Ngọc Tú: Gia-cơ 1:1-4 Thử Thách, Đức Tin, và Sự Ban Cho của Đức Chúa Trời – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 1:1-4.
1 Gia-cơ, tôi tớ của Thiên Chúa và của Đức Chúa Jesus Christ, gửi cho mười hai chi phái bị tan lạc. Xin chào mừng!
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, vào đầu thư Gia-cơ xưng nhận mình là tôi tớ của Thiên Chúa và của Đức Chúa Jesus Christ.
"Tôi tớ của Thiên Chúa": Gia-cơ xác nhận Thiên Chúa là Đấng làm chủ tuyệt đối của ông. Đức Chúa Jesus Christ cũng là Thiên Chúa nên đương nhiên Gia-cơ cũng là tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ. Tuy nhiên, Gia-cơ viết thêm nhóm chữ "và của Đức Chúa Jesus Christ" là muốn nhấn mạnh đến sự kiện ông sống là để phục vụ Đấng Christ, phục tùng mọi mệnh lệnh của Đấng Christ.
"Gửi cho mười hai chi phái bị tan lạc": Gia-cơ viết thư tín này là để gửi cho những người I-sơ-ra-ên tin nhận Đấng Christ đang ở khắp nơi trên đất. Dân I-sơ-ra-ên bắt đầu bị tan lạc khắp nơi vào năm 722 TCN, khi vương quốc I-sơ-ra-ên ở phía bắc bị tiêu diệt bởi đế quốc A-si-ri, và hoàn toàn bị tan lạc khi vương quốc Giu-đa ở phía nam bị tiêu diệt bởi đế quốc Ba-bi-lôn vào năm 586 TCN. Vào thời điểm Gia-cơ viết thư thì dân I-sơ-ra-ên đã bị tan lạc hơn 500 năm.
2 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, khi các anh chị em rơi vào mọi sự thử thách khác nhau, hãy xem mỗi sự đều là sự vui mừng.
Câu 2: Con hiểu rằng, theo dòng lịch sử của Thánh Kinh thì dân tộc I-sơ-ra-ên đã nhiều lần gặp phải sự thù ghét và ngược đãi từ các dân tộc khác. Vì thế, trong hơn 500 năm bị tan lạc, khi sống ở ngoại quốc họ đã phải chịu nhiều sự bách hại, tủi nhục, đau thương. Với những người I-sơ-ra-ên tin nhận Tin Lành thì họ phải chịu đựng thêm sự bắt bớ từ chính những người nhà và những người cùng dân tộc với mình, kèm với sự bách hại từ chính quyền. Vì thế, Gia-cơ viết thư này để an ủi, khích lệ họ.
"Mọi sự thử thách khác nhau": nghĩa là trên bước đường theo Chúa, con dân Chúa sẽ gặp nhiều những thử thách khác nhau, có lớn có nhỏ, đôi khi cùng một lúc gặp nhiều thử thách khác nhau.
"Hãy xem mỗi sự đều là sự vui mừng": điều này đối với người không tin Chúa thì có vẻ vô lý nhưng với con dân Chúa thì lại rất hợp lý. Sự thử thách là để con dân Chúa được lớn lên trong đức tin. Khi đức tin của một người đã lớn đến mức độ tuyệt đối tin cậy nơi sự quan phòng của Thiên Chúa, thì tự nhiên người ấy sẽ thấy vui mừng trước mọi gian nan, thử thách gặp phải trong cuộc đời này. Sự chịu khổ trong mọi sự thử thách sẽ giúp con dân Chúa được gần gũi với Đức Chúa Trời càng hơn.
3 Hãy biết rằng, sự thử nghiệm đức tin của các anh chị em đem lại sự nhẫn nại.
Câu 3: Con hiểu rằng, những thử thách là để con dân Chúa có cơ hội bày tỏ đức tin của mình hoặc để người ấy nhìn nhận được mức độ đức tin của bản thân. Mục đích của những thử thách là để rèn tập cho con dân Chúa tính nhẫn nại. Nhẫn nại chịu đựng những bất công trong khi hầu việc Chúa để hoàn thành mọi việc Chúa giao.
4 Nhưng hãy để sự nhẫn nại làm trọn việc nó, để các anh chị em được nên trọn vẹn, không thiếu sót.
Câu 4: Con hiểu rằng, "hãy để sự nhẫn nại làm trọn việc nó" nghĩa là hãy bền lòng làm lành và chờ đợi sự giải cứu của Chúa, chứ đừng giải quyết theo ý riêng hay bỏ cuộc giữa chừng. Sự nhẫn nại chịu đựng những khó khăn, thử thách, bị bách hại, cho đến khi hoàn thành công việc nhà Chúa, sẽ khiến một người nên trọn vẹn, không thiếu sót. Trên bước đường đi theo Chúa thì chắc chắn những thử thách sẽ đến, nhưng Chúa không bao giờ để cho thử thách nào vượt quá sức một người, và Ngài chắc chắn ban ơn, thêm sức cho người ấy qua khỏi. Từng thử thách nhỏ sẽ giúp đức tin của một người mỗi ngày một lớn hơn, để người ấy có thể vượt qua những thử thách lớn hơn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Giờ này thì xin Cha ban cho con một giấc ngủ ngon, được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...