Nguyễn Ngọc Tú: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày bình an, có thời gian ngủ nghỉ để phục hồi lại sức khỏe. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có thời gian đọc lại Lời của Ngài được ghi chép trong Ga-la-ti 2:1-10. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Câu 1: Sau đó mười bốn năm là sau lần Phao-lô gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ như được ghi trong Ga-la-ti 1:18. Lý do Phao-lô và Ba-na-ba lên lại thành Giê-ru-sa-lem vì có mấy người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt, dạy con dân Chúa phải chịu cắt bì để được cứu rỗi. Hội Thánh tại An-ti-ốt hoang mang vì sự giảng dạy của những người Do-thái ấy. Nên đã yêu cầu Phao-lô và Ba-na-ba cùng các người ấy về lại Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và các trưởng lão phân xử.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
Câu 2 và 3: Khi về đến Giê-ru-sa-lem, Phao-lô đã trình bày cách rõ ràng trước Hội Thánh về Tin Lành mà ông giảng trong các dân ngoại. "Phô bày riêng cho những người có danh tiếng" nghĩa là Phao-lô đã có cuộc nói chuyện riêng với Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Sự kiện Tít là người cùng đi với Phao-lô không bị Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem buộc phải chịu cắt bì, đã chứng minh rằng sự cắt bì không liên quan gì đến sự được cứu rỗi.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Câu 4 và 5: "Mấy người anh em giả" là những người trước kia theo Do-thái Giáo nhưng nay đã tin nhận Tin Lành. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết về Tin Lành, nên họ đã thêm vào Tin Lành các nghi thức của Do-thái Giáo làm điều kiện để được cứu rỗi. Họ rình xem nếp sống tự do của con dân Chúa, là sự tự do thoát khỏi những nghi thức hình bóng về sự chuộc tội và sự tha tội trong thời Cựu Ước, và sự tự do thoát khỏi những luật lệ do loài người đặt ra trong Do-thái Giáo. Rồi bắt con dân Chúa quay trở lại làm nô lệ cho các lề luật ấy.
Phao-lô và các bạn của ông đã không nhường họ dù chỉ trong một giờ, nghĩa là, tuyệt đối không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh, kiên quyết phản đối họ, để bảo vệ Tin Lành đã được họ rao giảng trong các Hội Thánh người ngoại.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Câu 6: Những người được tôn trọng ở đây là Phao-lô nói đến các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, điển hình là Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Câu này, Phao-lô hàm ý chức vụ của ông và Tin Lành mà ông rao giảng là đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ. Thẩm quyền của ông là ngang hàng với họ. Ông và các sứ đồ, các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem là những bạn đồng công trong công tác gây dựng và phát triển Hội Thánh.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Câu 7 và 8: Hai câu này làm rõ ý thêm cho câu 6. Một mặt, Phao-lô khẳng định về chức vụ sứ đồ thì sự tác động trong ông và trong Phi-e-rơ đều cùng đến từ Thiên Chúa. Một mặt, Phao-lô khẳng định tài lực, nhiệm vụ của Hội Thánh hoàn toàn là do Đức Thánh Linh phân bố chứ không phải bới ý riêng của một người nào. Điển hình là nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người ngoại được Đức Thánh Linh giao cho Phao-lô (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:2), còn nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người I-sơ-ra-ên được giao cho Phi-e-rơ.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Câu 9 và 10: Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng nhận biết ân điển của Chúa giao cho Phao-lô thì họ đã trao tay phải giao kết với ông, nghĩa là, họ đại diện Hội Thánh công nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ, công nhận Tin Lành mà ông rao giảng, công nhận linh vụ giảng Tin Lành cho dân ngoại của ông. Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng chỉ căn dặn ông nhớ đến những người khó nghèo, là điều mà bản thân Phao-lô vẫn sốt sắng quan tâm đến họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban cho con một chuyến đi thăm viếng thật phước hạnh, được nhiều sự khích lệ, được lớn lên trong đức tin. Con cảm tạ Cha ban cho Hội Thánh linh vụ mới. Nguyện xin Chúa ban cho chúng con phương tiện để tương trợ các anh chị em Hội Thánh người Thượng. Con cảm tạ Cha! A-men.
Nguyễn Ngọc Tú: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày bình an, có thời gian ngủ nghỉ để phục hồi lại sức khỏe. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có thời gian đọc lại Lời của Ngài được ghi chép trong Ga-la-ti 2:1-10. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Câu 1: Sau đó mười bốn năm là sau lần Phao-lô gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ như được ghi trong Ga-la-ti 1:18. Lý do Phao-lô và Ba-na-ba lên lại thành Giê-ru-sa-lem vì có mấy người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt, dạy con dân Chúa phải chịu cắt bì để được cứu rỗi. Hội Thánh tại An-ti-ốt hoang mang vì sự giảng dạy của những người Do-thái ấy. Nên đã yêu cầu Phao-lô và Ba-na-ba cùng các người ấy về lại Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và các trưởng lão phân xử.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
Câu 2 và 3: Khi về đến Giê-ru-sa-lem, Phao-lô đã trình bày cách rõ ràng trước Hội Thánh về Tin Lành mà ông giảng trong các dân ngoại. "Phô bày riêng cho những người có danh tiếng" nghĩa là Phao-lô đã có cuộc nói chuyện riêng với Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Sự kiện Tít là người cùng đi với Phao-lô không bị Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem buộc phải chịu cắt bì, đã chứng minh rằng sự cắt bì không liên quan gì đến sự được cứu rỗi.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Câu 4 và 5: "Mấy người anh em giả" là những người trước kia theo Do-thái Giáo nhưng nay đã tin nhận Tin Lành. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết về Tin Lành, nên họ đã thêm vào Tin Lành các nghi thức của Do-thái Giáo làm điều kiện để được cứu rỗi. Họ rình xem nếp sống tự do của con dân Chúa, là sự tự do thoát khỏi những nghi thức hình bóng về sự chuộc tội và sự tha tội trong thời Cựu Ước, và sự tự do thoát khỏi những luật lệ do loài người đặt ra trong Do-thái Giáo. Rồi bắt con dân Chúa quay trở lại làm nô lệ cho các lề luật ấy.
Phao-lô và các bạn của ông đã không nhường họ dù chỉ trong một giờ, nghĩa là, tuyệt đối không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh, kiên quyết phản đối họ, để bảo vệ Tin Lành đã được họ rao giảng trong các Hội Thánh người ngoại.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Câu 6: Những người được tôn trọng ở đây là Phao-lô nói đến các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, điển hình là Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Câu này, Phao-lô hàm ý chức vụ của ông và Tin Lành mà ông rao giảng là đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ. Thẩm quyền của ông là ngang hàng với họ. Ông và các sứ đồ, các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem là những bạn đồng công trong công tác gây dựng và phát triển Hội Thánh.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Câu 7 và 8: Hai câu này làm rõ ý thêm cho câu 6. Một mặt, Phao-lô khẳng định về chức vụ sứ đồ thì sự tác động trong ông và trong Phi-e-rơ đều cùng đến từ Thiên Chúa. Một mặt, Phao-lô khẳng định tài lực, nhiệm vụ của Hội Thánh hoàn toàn là do Đức Thánh Linh phân bố chứ không phải bới ý riêng của một người nào. Điển hình là nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người ngoại được Đức Thánh Linh giao cho Phao-lô (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:2), còn nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người I-sơ-ra-ên được giao cho Phi-e-rơ.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Câu 9 và 10: Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng nhận biết ân điển của Chúa giao cho Phao-lô thì họ đã trao tay phải giao kết với ông, nghĩa là, họ đại diện Hội Thánh công nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ, công nhận Tin Lành mà ông rao giảng, công nhận linh vụ giảng Tin Lành cho dân ngoại của ông. Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng chỉ căn dặn ông nhớ đến những người khó nghèo, là điều mà bản thân Phao-lô vẫn sốt sắng quan tâm đến họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban cho con một chuyến đi thăm viếng thật phước hạnh, được nhiều sự khích lệ, được lớn lên trong đức tin. Con cảm tạ Cha ban cho Hội Thánh linh vụ mới. Nguyện xin Chúa ban cho chúng con phương tiện để tương trợ các anh chị em Hội Thánh người Thượng. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú.
17/08/2023