Nguyễn Ngọc Tú: I Ti-mô-thê 1:12-16 Điển Hình về Sự Thương Xót của Thiên Chúa – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Ti-mô-thê 1:12-6.
12 Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đấng Christ Jesus, Chúa của chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung tín, đặt ta vào trong linh vụ.
13 Ta trước đây là kẻ phạm thượng, kẻ bách hại và hung bạo, nhưng ta đã được ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó cách ngu dại trong sự không tin.
Câu 12 và 13: Thưa Cha, con hiểu rằng, khi viết thư tín này thì Phao-lô đang ở cuối linh trình của mình, có lẽ bản thân Phao-lô cũng cảm nhận được điều này. Vì thế, con cảm nhận rằng, những lời Phao-lô viết cho Ti-mô-thê là những lời tâm tình rất tha thiết. Ti-mô-thê vốn đã biết cuộc đời cũ của Phao-lô trước khi ông tin nhận Đấng Christ, nhưng Phao-lô vẫn nhắc lại. Có lẽ, ngoài sự Phao-lô muốn tôn cao sự thương xót của Chúa, ông cũng hàm ý căn dặn Ti-mô-thê cũng hãy gắng sức đền đáp ơn thương xót Chúa dành cho mình.
Phao-lô tự nhận mình đã hành động cách ngu dại trong sự không tin, mặc dù ông có tấm lòng sống cho Chúa, muốn học biết về Chúa, nhưng điều cơ bản là ông đặt đức tin của mình sai chỗ, tin vào một hệ thống tôn giáo do loài người đặt ra. Nhóm chữ "trong sự không tin" không có nghĩa là Phao-lô không có lòng tin Chúa mà là Phao-lô đã dại dột tin vào giáo lý, lề luật của Do-thái Giáo, là những điều không đúng với Thánh Kinh.
14 Ân điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta với đức tin và tình yêu, là sự ở trong Đấng Christ Jesus.
Câu 14: Con hiểu rằng, khi viết thư cho Ti-mô-thê, Phao-lô hay dùng nhóm chữ "Chúa của chúng ta" làm cho người đọc có cảm giác đây là lời tâm tình của hai người rất thân thiết với nhau, cùng có một tấm lòng hướng về Đấng làm chủ của họ.
Ân điển của Đức Chúa Jesus Christ dư dật trong Phao-lô với đức tin và tình yêu, nghĩa là, đối với cá nhân Phao-lô, ông nhận thức rằng Đức Chúa Jesus Christ đã quá yêu ông, ban cho ông mọi ơn thương xót, ban cho ông đức tin và mọi sự cảm biết về tình yêu của Ngài. Ngài đã hi sinh mạng sống để cứu chuộc ông, rồi Ngài lại ban cho ông hiểu biết sự mầu nhiệm của Tin Lành, đồng thời ban cho ông chức vụ rao giảng Tin Lành.
15 Đây là lời chắc chắn xứng đáng với mọi sự tiếp nhận, rằng: Đấng Christ Jesus đã đến trong thế gian để cứu những kẻ có tội, trong những kẻ ấy, ta là đầu.
16 Nhưng vì lý do này mà ta đã được ơn thương xót: Để trong ta, trước hết, Đức Chúa Jesus Christ tỏ mọi sự nhẫn nại, làm gương cho những ai sẽ tin nơi Ngài để được sự sống vĩnh cửu.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, trong các câu 12, 14 và 15, Phao-lô đã ba lần dùng danh xưng Đấng Christ Jesus với danh hiệu Christ được đặt trước tên Jesus, là Phao-lô có ý nhấn mạnh chức vụ tiên tri, thầy tế lễ, và vua của Đức Chúa Jesus, nhấn mạnh đến phương diện bởi sự hi sinh để hoàn hành chức vụ của Ngài mà ông đã cứu chuộc.
Thưa Cha, con thấy câu "để trong ta, Đức Chúa Jesus Christ tỏ mọi sự nhẫn nại" là một câu hàm chứa thật nhiều cảm xúc, thật nhiều những hi sinh, vất vả của Phao-lô! Chỉ có những ai thật sự có tấm lòng muốn sống cho Ngài, bằng lòng chịu khổ vì danh Chúa mới có thể được Ngài tỏ mọi sự nhẫn nại của Ngài trong họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con đã đọc thư tín này nhiều lần, nhưng lần này khi đọc trong góc nhìn của một người cha gửi đứa con trong đức tin của mình, trong đoạn cuối linh trình phụng sự Chúa của mình, con cảm nhận được nhiều hơn tình cảm của Phao-lô. Con cảm thấy trân trọng hơn mọi sự Ngài ban cho con! Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: I Ti-mô-thê 1:12-16 Điển Hình về Sự Thương Xót của Thiên Chúa – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Ti-mô-thê 1:12-6.
12 Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đấng Christ Jesus, Chúa của chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung tín, đặt ta vào trong linh vụ.
13 Ta trước đây là kẻ phạm thượng, kẻ bách hại và hung bạo, nhưng ta đã được ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó cách ngu dại trong sự không tin.
Câu 12 và 13: Thưa Cha, con hiểu rằng, khi viết thư tín này thì Phao-lô đang ở cuối linh trình của mình, có lẽ bản thân Phao-lô cũng cảm nhận được điều này. Vì thế, con cảm nhận rằng, những lời Phao-lô viết cho Ti-mô-thê là những lời tâm tình rất tha thiết. Ti-mô-thê vốn đã biết cuộc đời cũ của Phao-lô trước khi ông tin nhận Đấng Christ, nhưng Phao-lô vẫn nhắc lại. Có lẽ, ngoài sự Phao-lô muốn tôn cao sự thương xót của Chúa, ông cũng hàm ý căn dặn Ti-mô-thê cũng hãy gắng sức đền đáp ơn thương xót Chúa dành cho mình.
Phao-lô tự nhận mình đã hành động cách ngu dại trong sự không tin, mặc dù ông có tấm lòng sống cho Chúa, muốn học biết về Chúa, nhưng điều cơ bản là ông đặt đức tin của mình sai chỗ, tin vào một hệ thống tôn giáo do loài người đặt ra. Nhóm chữ "trong sự không tin" không có nghĩa là Phao-lô không có lòng tin Chúa mà là Phao-lô đã dại dột tin vào giáo lý, lề luật của Do-thái Giáo, là những điều không đúng với Thánh Kinh.
14 Ân điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta với đức tin và tình yêu, là sự ở trong Đấng Christ Jesus.
Câu 14: Con hiểu rằng, khi viết thư cho Ti-mô-thê, Phao-lô hay dùng nhóm chữ "Chúa của chúng ta" làm cho người đọc có cảm giác đây là lời tâm tình của hai người rất thân thiết với nhau, cùng có một tấm lòng hướng về Đấng làm chủ của họ.
Ân điển của Đức Chúa Jesus Christ dư dật trong Phao-lô với đức tin và tình yêu, nghĩa là, đối với cá nhân Phao-lô, ông nhận thức rằng Đức Chúa Jesus Christ đã quá yêu ông, ban cho ông mọi ơn thương xót, ban cho ông đức tin và mọi sự cảm biết về tình yêu của Ngài. Ngài đã hi sinh mạng sống để cứu chuộc ông, rồi Ngài lại ban cho ông hiểu biết sự mầu nhiệm của Tin Lành, đồng thời ban cho ông chức vụ rao giảng Tin Lành.
15 Đây là lời chắc chắn xứng đáng với mọi sự tiếp nhận, rằng: Đấng Christ Jesus đã đến trong thế gian để cứu những kẻ có tội, trong những kẻ ấy, ta là đầu.
16 Nhưng vì lý do này mà ta đã được ơn thương xót: Để trong ta, trước hết, Đức Chúa Jesus Christ tỏ mọi sự nhẫn nại, làm gương cho những ai sẽ tin nơi Ngài để được sự sống vĩnh cửu.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, trong các câu 12, 14 và 15, Phao-lô đã ba lần dùng danh xưng Đấng Christ Jesus với danh hiệu Christ được đặt trước tên Jesus, là Phao-lô có ý nhấn mạnh chức vụ tiên tri, thầy tế lễ, và vua của Đức Chúa Jesus, nhấn mạnh đến phương diện bởi sự hi sinh để hoàn hành chức vụ của Ngài mà ông đã cứu chuộc.
Thưa Cha, con thấy câu "để trong ta, Đức Chúa Jesus Christ tỏ mọi sự nhẫn nại" là một câu hàm chứa thật nhiều cảm xúc, thật nhiều những hi sinh, vất vả của Phao-lô! Chỉ có những ai thật sự có tấm lòng muốn sống cho Ngài, bằng lòng chịu khổ vì danh Chúa mới có thể được Ngài tỏ mọi sự nhẫn nại của Ngài trong họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con đã đọc thư tín này nhiều lần, nhưng lần này khi đọc trong góc nhìn của một người cha gửi đứa con trong đức tin của mình, trong đoạn cuối linh trình phụng sự Chúa của mình, con cảm nhận được nhiều hơn tình cảm của Phao-lô. Con cảm thấy trân trọng hơn mọi sự Ngài ban cho con! Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú