Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Cảm tạ Cha đã từng hồi từng lúc ban ơn cho chúng con trong việc dạy học cho các con, giúp chúng hiểu biết về Chúa. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 1:12-16.
12 Phước cho người kiên trì trong sự cám dỗ; vì lúc đã được chấp thuận rồi, thì người ấy sẽ nhận mão của sự sống mà Chúa đã hứa cho những ai yêu Ngài.
Câu 12: Thưa Cha, con hiểu rằng, sự cám dỗ là sự ma quỷ và loài người tìm cách xúi giục người khác phạm tội. "Kiên trì trong sự cám dỗ" là kiên trì vâng giữ Lời Chúa, nhất quyết không phạm tội, trong khi bị xúi giục phạm tội. Đời sống của con dân Chúa luôn phải đối diện với sự cám dỗ kể từ thời điểm bắt đầu tin nhận Chúa, cho đến khi ra khỏi cuộc đời này. Vì thế sự kiên trì này là kiên trì trong cả cuộc đời còn sống trên đất.
"Được chấp thuận" là được Thiên Chúa chấp thuận cho vào thiên đàng vì đã giữ được lòng trung tín cho đến khi ra khỏi cuộc đời này. Thêm nữa, người ấy sẽ nhận được mão của sự sống. Mão của sự sống khác với sự sống đời đời. Trong khi sự sống đời đời là phần thưởng dành cho tất cả thánh đồ trong mọi thời đại, mão của sự sống chỉ dành cho những thánh đồ thuộc về Hội Thánh. Mão (hoặc mũ lễ) bao gồm các ý nghĩa: biểu trưng cho quyền cai trị; người đội mão là ngời có phẩm hàm cao cấp; biểu trưng cho sự uy nghi, cao trọng; một dấu chứng tỏ ra là người đội mão thuộc về gia đình hoàng gia. Vì thế, "mão của sự sống" tỏ ra các thành viên của Hội Thánh: có quyền đồng trị với Đấng Christ trên sự sống, thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời, có một địa vị cao trọng trong Vương Quốc Trời, đi kèm một sự vinh quang đặc biệt.
Người có quyền đồng trị với Đấng Christ trên sự sống có lẽ là được Ngài ban cho sự hiểu biết mầu nhiệm về sự sống và có thể vận hành các sự hiểu biết ấy. Thí dụ như người ấy có thể điều khiển các hạt nguyên tử để tạo thành các loại vật chất mới dùng trong việc xây dựng các công trình trong trời mới đất mới, tạo nên một thế giới cứ phát triển phong phú càng hơn.
13 Chớ có ai bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào tác động đến Ngài, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai.
Câu 13: Theo sự giảng giải của người chăn, con hiểu được rằng, mặc dù sự cám dỗ là việc làm của Ma Quỷ nhưng Đức Chúa Trời phải cho phép thì Ma Quỷ mới có thể làm ra được, thế nên, sự cho phép của Chúa cũng là cách Ngài thử thách con dân Chúa. Sự cám dỗ thì xúi giục người khác phạm tội, còn sự thử thách chỉ tạo ra cơ hội để một người tự do lựa chọn.
"Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào tác động đến Ngài, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai": nghĩa là Ngài không bị sự ác nào tác động để tạo ra sự cám dỗ, xúi giục loài người phạm tội. Ngược lại, sự thử thách mà Ngài làm ra để thử thách con dân Chúa lại là một sự phước hạnh, vì: - Sự thử thách giúp một người có cơ hội chứng tỏ đức tin của mình với Chúa trước các thiên sứ và ma quỷ. Và khi đã vượt qua được thử thách thì người ấy nhận được sự ban thưởng từ nơi Chúa, như ông Gióp và Áp-ra-ham. - Sự thử thách giúp một người nhận biết mức độ đức tin của mình. Đây là một điều rất quan trọng trong đời sống thuộc linh của mỗi con dân Chúa. Khi một người nhận thức được đức tin của mình còn yếu thì người ấy mới cẩn thận canh giữ linh hồn mình, đồng thời tha thiết đến với Chúa, cầu xin Chúa thêm lên đức tin cho mình, và siêng năng thực hành Giô-suê 1:8. - Mỗi khi vượt qua được một thử thách thì đức tin của một người sẽ càng lớn hơn. Bản thân người ấy cũng sẽ cảm nhận được sự tiến bộ trong thuộc linh của mình, cảm nhận được đời sống phước hạnh trong Chúa.
14 Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi bị dẫn dụ sai lạc bởi sự tham muốn của chính mình.
15 Kế đó, sự tham muốn thành hình và kết quả tội lỗi. Khi tội lỗi đã trọn thì sinh ra sự chết.
Câu 14 và 15: Con hiểu rằng, sự tham muốn là sự ham muốn bất cứ điều gì không thuộc về mình. Khi sự tham muốn khởi phát mà một người cứ suy nghĩ để tìm cách chiếm đoạt những điều không thuộc về mình, là người ấy đang bị sự tham muốn của chính mình dẫn dụ sai lạc. "Kế đó, sự tham muốn thành hình và kết quả tội lỗi": nghĩa là tiếp theo đó sự tham muốn ấy gia tăng dần trong người ấy cho đến khi thể hiện thành hành động. Khi đã biến thành hành hành động nghĩa là đã làm trọn sự phạm tội thì người ấy nhận lấy bản án chết.
16 Hỡi các anh chị em cùng Cha yêu dấu của tôi, chớ để cho bị dẫn đi sai lạc.
Câu 16: Con hiểu rằng, "chớ để cho bị dẫn đi sai lạc" nghĩa là chớ để cho các sự cám dỗ hay các tư tưởng sai nghịch Lời Chúa thành hình trong mình, mà phải dùng danh Chúa và Lời Chúa để chiến đấu với mọi thứ xấu xa ấy. Để có sự hiểu biết Lời Chúa và có một phản xạ thuộc linh nhanh nhạy thì cần phải siêng năng thực hành Giô-suê 1:8. Để lời nhân danh Chúa xua đuổi tà linh có hiệu quả thì một người cần tin chắc nơi quyền năng của danh Chúa và kiên trì trong sự chống trả ma quỷ như Chúa dạy. Trong thực tế, con từng gặp trường hợp một người kinh nghiệm được sự hiệu quả của việc nhân danh Chúa xua đuổi tà linh, nhưng người ấy muốn rằng chỉ cần nhân danh Chúa một hai lần là ma quỷ phải lui xa hết. Người ấy không kiên trì trong sự chống trả ma quỷ thành ra cuối cùng vẫn bị nó cầm giữ (Gia-cơ 4:7).
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha tiếp tục ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Nguyễn Ngọc Tú: Gia-cơ 1:12-16 Sự Cám Dỗ
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Cảm tạ Cha đã từng hồi từng lúc ban ơn cho chúng con trong việc dạy học cho các con, giúp chúng hiểu biết về Chúa. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 1:12-16.
12 Phước cho người kiên trì trong sự cám dỗ; vì lúc đã được chấp thuận rồi, thì người ấy sẽ nhận mão của sự sống mà Chúa đã hứa cho những ai yêu Ngài.
Câu 12: Thưa Cha, con hiểu rằng, sự cám dỗ là sự ma quỷ và loài người tìm cách xúi giục người khác phạm tội. "Kiên trì trong sự cám dỗ" là kiên trì vâng giữ Lời Chúa, nhất quyết không phạm tội, trong khi bị xúi giục phạm tội. Đời sống của con dân Chúa luôn phải đối diện với sự cám dỗ kể từ thời điểm bắt đầu tin nhận Chúa, cho đến khi ra khỏi cuộc đời này. Vì thế sự kiên trì này là kiên trì trong cả cuộc đời còn sống trên đất.
"Được chấp thuận" là được Thiên Chúa chấp thuận cho vào thiên đàng vì đã giữ được lòng trung tín cho đến khi ra khỏi cuộc đời này. Thêm nữa, người ấy sẽ nhận được mão của sự sống. Mão của sự sống khác với sự sống đời đời. Trong khi sự sống đời đời là phần thưởng dành cho tất cả thánh đồ trong mọi thời đại, mão của sự sống chỉ dành cho những thánh đồ thuộc về Hội Thánh. Mão (hoặc mũ lễ) bao gồm các ý nghĩa: biểu trưng cho quyền cai trị; người đội mão là ngời có phẩm hàm cao cấp; biểu trưng cho sự uy nghi, cao trọng; một dấu chứng tỏ ra là người đội mão thuộc về gia đình hoàng gia. Vì thế, "mão của sự sống" tỏ ra các thành viên của Hội Thánh: có quyền đồng trị với Đấng Christ trên sự sống, thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời, có một địa vị cao trọng trong Vương Quốc Trời, đi kèm một sự vinh quang đặc biệt.
Người có quyền đồng trị với Đấng Christ trên sự sống có lẽ là được Ngài ban cho sự hiểu biết mầu nhiệm về sự sống và có thể vận hành các sự hiểu biết ấy. Thí dụ như người ấy có thể điều khiển các hạt nguyên tử để tạo thành các loại vật chất mới dùng trong việc xây dựng các công trình trong trời mới đất mới, tạo nên một thế giới cứ phát triển phong phú càng hơn.
13 Chớ có ai bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào tác động đến Ngài, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai.
Câu 13: Theo sự giảng giải của người chăn, con hiểu được rằng, mặc dù sự cám dỗ là việc làm của Ma Quỷ nhưng Đức Chúa Trời phải cho phép thì Ma Quỷ mới có thể làm ra được, thế nên, sự cho phép của Chúa cũng là cách Ngài thử thách con dân Chúa. Sự cám dỗ thì xúi giục người khác phạm tội, còn sự thử thách chỉ tạo ra cơ hội để một người tự do lựa chọn.
"Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào tác động đến Ngài, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai": nghĩa là Ngài không bị sự ác nào tác động để tạo ra sự cám dỗ, xúi giục loài người phạm tội. Ngược lại, sự thử thách mà Ngài làm ra để thử thách con dân Chúa lại là một sự phước hạnh, vì:
- Sự thử thách giúp một người có cơ hội chứng tỏ đức tin của mình với Chúa trước các thiên sứ và ma quỷ. Và khi đã vượt qua được thử thách thì người ấy nhận được sự ban thưởng từ nơi Chúa, như ông Gióp và Áp-ra-ham.
- Sự thử thách giúp một người nhận biết mức độ đức tin của mình. Đây là một điều rất quan trọng trong đời sống thuộc linh của mỗi con dân Chúa. Khi một người nhận thức được đức tin của mình còn yếu thì người ấy mới cẩn thận canh giữ linh hồn mình, đồng thời tha thiết đến với Chúa, cầu xin Chúa thêm lên đức tin cho mình, và siêng năng thực hành Giô-suê 1:8.
- Mỗi khi vượt qua được một thử thách thì đức tin của một người sẽ càng lớn hơn. Bản thân người ấy cũng sẽ cảm nhận được sự tiến bộ trong thuộc linh của mình, cảm nhận được đời sống phước hạnh trong Chúa.
14 Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi bị dẫn dụ sai lạc bởi sự tham muốn của chính mình.
15 Kế đó, sự tham muốn thành hình và kết quả tội lỗi. Khi tội lỗi đã trọn thì sinh ra sự chết.
Câu 14 và 15: Con hiểu rằng, sự tham muốn là sự ham muốn bất cứ điều gì không thuộc về mình. Khi sự tham muốn khởi phát mà một người cứ suy nghĩ để tìm cách chiếm đoạt những điều không thuộc về mình, là người ấy đang bị sự tham muốn của chính mình dẫn dụ sai lạc.
"Kế đó, sự tham muốn thành hình và kết quả tội lỗi": nghĩa là tiếp theo đó sự tham muốn ấy gia tăng dần trong người ấy cho đến khi thể hiện thành hành động. Khi đã biến thành hành hành động nghĩa là đã làm trọn sự phạm tội thì người ấy nhận lấy bản án chết.
16 Hỡi các anh chị em cùng Cha yêu dấu của tôi, chớ để cho bị dẫn đi sai lạc.
Câu 16: Con hiểu rằng, "chớ để cho bị dẫn đi sai lạc" nghĩa là chớ để cho các sự cám dỗ hay các tư tưởng sai nghịch Lời Chúa thành hình trong mình, mà phải dùng danh Chúa và Lời Chúa để chiến đấu với mọi thứ xấu xa ấy. Để có sự hiểu biết Lời Chúa và có một phản xạ thuộc linh nhanh nhạy thì cần phải siêng năng thực hành Giô-suê 1:8. Để lời nhân danh Chúa xua đuổi tà linh có hiệu quả thì một người cần tin chắc nơi quyền năng của danh Chúa và kiên trì trong sự chống trả ma quỷ như Chúa dạy.
Trong thực tế, con từng gặp trường hợp một người kinh nghiệm được sự hiệu quả của việc nhân danh Chúa xua đuổi tà linh, nhưng người ấy muốn rằng chỉ cần nhân danh Chúa một hai lần là ma quỷ phải lui xa hết. Người ấy không kiên trì trong sự chống trả ma quỷ thành ra cuối cùng vẫn bị nó cầm giữ (Gia-cơ 4:7).
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha tiếp tục ban ơn cho một buổi tối làm việc của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...