Nguyễn Ngọc Tú: Cô-lô-se 4:2-18 Nếp Sống Mới Tỉnh Thức Cầu Nguyện và Cư Xử Khôn Sáng
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ con qua một đêm ngủ nghỉ bình an. Con cảm tạ Cha ban cho con một ngày mới. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho mọi việc tay con làm trong ngày hôm nay. Con cảm tạ Cha sáng nay ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong Cô-lô-se 4:2-18. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
Thưa Cha, con hiểu rằng, phân đoạn này Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô dạy dỗ con dân Chúa cần tỉnh thức trong sự cầu nguyện và sự tạ ơn, cùng những lời chào thăm cuối thư.
2 Hãy luôn luôn cầu nguyện! Các anh chị em hãy tỉnh thức trong sự ấy, trong sự tạ ơn.
Câu 2: Con hiểu rằng, trong đời sống mới con dân Chúa cần tỉnh thức luôn luôn trong sự cầu nguyện là để được gần gũi với Chúa, để nhận biết ý Chúa trong mọi sự. Việc luôn tạ ơn Chúa trong mọi sự vừa là để con dân Chúa bày tỏ lòng biết ơn Chúa, vừa là để xây dựng vững chắc trong lòng mình lẽ thật, rằng, mọi sự mình có là do Chúa ban cho, để tránh rơi vào sự kiêu ngạo. Có thể nói, khi một người biết tạ ơn Chúa trong nghịch cảnh vì nhận thức rằng Chúa cho phép điều ấy xảy đến để làm ích lợi cho mình, là người ấy đã trưởng thành trong đức tin.
3 Đồng thời, cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Đức Chúa Trời mở cửa truyền giảng cho chúng tôi rao truyền sự mầu nhiệm của Đấng Christ, bởi sự ấy mà tôi bị xiềng xích,
4 để tôi giãi bày sự ấy ra như tôi đáng phải rao truyền.
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, trong sự cầu nguyện, con dân Chúa cũng làm theo tinh thần của Phi-líp 2:4, nghĩa là, ngoài sự tâm tình, thưa trình các vấn đề của bản thân, thì cũng hãy cầu nguyện cho các nan đề của Hội Thánh. Đặc biệt là cầu nguyện cho công tác chung của Hội Thánh là khiến cho muôn dân trở nên môn đồ của Đấng Christ.
Cầu xin Chúa "mở cửa truyền giảng" là xin Chúa ban cho cơ hội để truyền giảng Tin Lành. Phao-lô dùng cách nói "rao truyền sự mầu nhiệm của Đấng Christ" thay vì "rao truyền Tin Lành" là nhằm nhấn mạnh đến các tính chất thuộc về Tin Lành của Đấng Christ, như: là năng lực của Thiên Chúa để cứu mọi kẻ tin; là sự vui mừng lớn cho muôn dân; là Sự Bình An và Sự Tốt Đẹp (Rô-ma 10:15, Ê-phê-sô 6:15); có tính vĩnh cửu (I Phi-e-rơ 1:25, Khải Huyền 14:6).
5 Hãy bước đi trong sự khôn sáng đối với những người ngoại. Hãy tận dụng thì giờ.
6 Lời nói của các anh chị em phải luôn ở trong ân điển, được nêm muối, để các anh chị em biết nên đối đáp mỗi người là thế nào.
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, hãy bước đi trong sự khôn sáng là hãy ứng dụng sự hiểu biết Lời Chúa vào nếp sống. Nhóm chữ "đối với những người ngoại" bao gồm các ý nghĩa: hãy sống Lời Chúa trước những người ngoại; hãy đối xử với họ theo Lời Chúa dạy, mà điển hình là trong bất cứ việc gì cũng hết lòng mà làm như làm cho Chúa (Cô-lô-se 3:23); khôn khéo tránh những việc không đáng với người lân cận mà có thể khiến ma quỷ lợi dụng để tấn công mình.
Lời nói ở trong ân điển là lời nói luôn hướng đến mục đích giúp người khác nhận biết Chúa và các điều tốt đẹp của Chúa. Lời nói được nêm muối là thêm vào sự dịu dàng, chân thành.
7 Mọi việc thuộc về tôi sẽ được Ti-chi-cơ thông báo cho các anh chị em. Anh ấy là một anh em yêu dấu cùng Cha, một người phục vụ trung tín và cùng là tôi tớ trong Chúa.
8 Tôi gửi anh ấy đến với các anh chị em vì mục đích này: để anh ấy biết hoàn cảnh của các anh chị em và an ủi lòng của các anh chị em.
Câu 7 và 8: Con hiểu rằng, Ti-chi-cơ là người viết thư tín Cô-lô-se hộ Phao-lô và cũng được Phao-lô nhờ cậy đến trao thư cho Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô xác nhận Ti-chi-cơ là một tôi tớ trung tín của Chúa. Câu "mọi việc thuộc về tôi sẽ được Ti-chi-cơ thông báo cho các anh chị em" cũng cho thấy Ti-chi-cơ rất thân thiết với Phao-lô, nên có thể làm thỏa lòng mọi điều con dân Chúa Cô-lô-se quan tâm, hỏi thăm đến Phao-lô. Không những vậy, Phao-lô cũng biết rằng, nếu con dân Chúa tại Cô-lô-se có nan đề gì thì Ti-chi-cơ cũng có thể trực tiếp dùng Lời Chúa hướng dẫn, an ủi họ.
9 Cùng với Ô-nê-sim, người anh em cùng Cha trung tín và yêu dấu, người ra từ các anh chị em. Họ sẽ khiến cho các anh chị em biết hết mọi sự ở đây.
Câu 9: Con hiểu rằng, có thể Ô-nê-sim đã đi chung với Ê-pháp-ra trên đường từ Cô-lô-se đến thăm Phao-lô bị tù tại Rô-ma. Và giờ đây, Ô-nê-sim cùng trở về Cô-lô-se với Ti-chi-cơ, để thông tin cho Hội Thánh Cô-lô-se biết về mọi sự ở Rô-ma. Mọi sự ở Rô-ma là tình hình của Phao-lô, công tác truyền giáo của Hội Thánh tại Rô-ma, và rất có thể là về thái độ của chính quyền La-mã đối với sự rao giảng Đấng Christ.
10 A-ri-tạc, bạn cùng bị tù với tôi, chào các anh chị em. Mác, anh em họ của Ba-na-ba cũng có lời thăm các anh chị em. Về người, các anh chị em đã nhận lời dạy bảo rồi; nếu người đến với các anh chị em, hãy tiếp đón người.
Câu 10: Theo Công Vụ Các Sứ Đồ 27:2 thì con hiểu rằng A-ri-tạc có thể đã tự nguyện đi theo để phục vụ Phao-lô khi ông bị tù, nên Phao-lô gọi ông là "bạn cùng bị tù với tôi". Nếu đúng vậy thật, thì một câu dù ngắn ngủi "bạn cùng bị tù" đã chứa đựng trong ấy biết bao hi sinh, tình cảm của A-ri-tạc đối với Chúa và với Phao-lô.
Mác là người đã bỏ về giữa chừng trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất của Phao-lô. Vì lý do này mà Phao-lô và Ba-na-ba đã bất hòa (Công Vụ Các Sứ Đồ 15:2). Tại thời điểm viết thư Cô-lô-se thì Mác đã ăn năn và được Phao-lô tiếp nhận trở lại. Có lẽ, Hội Thánh Cô-lô-se cũng biết sự phạm tội của Mác và cũng đã được Phao-lô cho biết ông đã ăn năn, nên Phao-lô căn dặn Hội Thánh Cô-lô-se cũng hãy tiếp đón Mác cách ân cần nếu ông có đến Cô-lô-se.
11 Giê-xu gọi là Giúc-tu cũng có lời thăm các anh chị em. Họ là những người chịu cắt bì. Chỉ những người này là bạn đồng công với tôi vì Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Họ là một sự an ủi cho tôi.
Câu 11: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng gửi kèm lời chào thăm của Giê-xu, gọi là Giục-tu. "Chỉ những người này" nghĩa là trong những người Do-thái tin nhận Đức Chúa Jesus, chỉ có A-ri-tạc, Mác, Giê-xu là đồng công cùng Phao-lô trong công tác rao giảng Tin Lành. Phao-lô gọi "họ là một sự an ủi" cho ông, vì họ vừa đồng quê hương trên đất lẫn trên trời với ông.
12 Ê-pháp-ra, người ra từ các anh chị em, tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ, chào các anh chị em. Người luôn vì các anh chị em chiến đấu trong sự cầu nguyện, để các anh chị em đứng vững trọn vẹn và hoàn thành mọi ý muốn của Đức Chúa Trời.
13 Vì tôi làm chứng cho người rằng, người rất sốt sắng đối với các anh chị em, với những người ở Lao-đi-xê và những người ở Hi-ê-ra-bô-li nữa.
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, Ê-pháp-ra mặc dù ở xa những vẫn luôn thương nhớ đến con dân Chúa tại Cô-lô-se và cầu nguyện cho họ, để họ đứng vững trong đức tin và hoàn thành mọi việc lành Chúa sắm sẵn cho.
14 Lu-ca, người thầy thuốc yêu dấu, và Đê-ma chào các anh chị em.
Câu 14: Con hiểu rằng, Lu-ca là người viết sách Lu-ca và Công Vụ Các Sứ Đồ, lúc này cũng đang ở cạnh Phao-lô và dự phần vào lời chào thăm.
15 Xin chào các anh chị em cùng Cha ở Lao-đi-xê, Nim-pha cùng Hội Thánh nhóm trong nhà người.
16 Các anh chị em đọc thư này rồi, hãy đưa cho Hội Thánh ở Lao-đi-xê đọc với. Các anh chị em cũng hãy đọc thư từ Lao-đi-xê.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng gửi lời chào thăm con dân Chúa tại Lao-đi-xê vì thư này cũng sẽ được đọc cho Hội Thánh Lao-đi-xê. Hội Thánh tại Lao-đi-xê nhóm tại nhà Nim-pha nên Nim-pha chắc hẳn là trưởng lão của Hội Thánh, và cũng có thể là người chăn của Hội Thánh.
17 Hãy nói với A-chíp rằng: Hãy cẩn thận về linh vụ ông đã nhận trong Chúa để hoàn thành nó.
Câu 17: Theo sự chú giải của người chăn thì rất có thể A-chíp thay thế Ê-pháp-ra điều hành các linh vụ của Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô kinh nghiệm rất rõ rằng ma quỷ sẽ kiếm cách đánh phá dữ dội những người đứng đầu Hội Thánh nên ông căn dặn A-chíp cẩn thận về linh vụ đã nhận lãnh từ nơi Chúa. Nhóm chữ "đã nhận trong Chúa" hàm ý được Chúa giao phó và được Hội Thánh công nhận chức vụ.
18 Lời chào viết bởi chính tay tôi, Phao-lô. Hãy nhớ sự xiềng xích của tôi. Ân điển ở cùng các anh chị em! A-men! [Viết từ Rô-ma bởi Ti-chi-cơ.]
Câu 18: Con hiểu rằng, có lẽ do mắt kém nên Ti-chi-cơ đã giúp Phao-lô viết toàn bộ thư, nhưng riêng câu cuối thư này thì Phao-lô muốn tự mình viết. Con rất ấn tượng với hành động này của Phao-lô. Điều đó tỏ ra sự quý trọng con dân Chúa tại Cô-lô-se của Phao-lô. Ông bảo con dân Chúa "hãy nhớ sự xiềng xích của ông" không phải để xót xa cho ông mà hãy nhớ để nhìn biết sức sống mạnh mẽ của Đấng Christ ở trong ông và hãy sống mạnh mẽ, can đảm cho Chúa như vậy. "Ân điển ở cùng các anh chị em" là khi con dân Chúa chọn sống cách mạnh mẽ, can đảm cho Chúa thì Ngài sẽ sống trong họ và gìn giữ họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban ơn cho con trong sự suy ngẫm xuyên suốt thư tín Cô-lô-se. Qua từng khoảng thời gian suy ngẫm Lời Chúa con thấy mình được gần gũi Chúa hơn. Con cảm tạ Ngài đã ban cho con Lời của Ngài. Xin Cha cũng dùng Lời của Ngài để gìn giữ anh chị em con được vững vàng trong những giờ phút cuối cùng này trước khi Chúa đến. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Cô-lô-se 4:2-18 Nếp Sống Mới Tỉnh Thức Cầu Nguyện và Cư Xử Khôn Sáng
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ con qua một đêm ngủ nghỉ bình an. Con cảm tạ Cha ban cho con một ngày mới. Nguyện xin Cha cũng ban ơn cho mọi việc tay con làm trong ngày hôm nay. Con cảm tạ Cha sáng nay ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong Cô-lô-se 4:2-18. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
Thưa Cha, con hiểu rằng, phân đoạn này Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô dạy dỗ con dân Chúa cần tỉnh thức trong sự cầu nguyện và sự tạ ơn, cùng những lời chào thăm cuối thư.
2 Hãy luôn luôn cầu nguyện! Các anh chị em hãy tỉnh thức trong sự ấy, trong sự tạ ơn.
Câu 2: Con hiểu rằng, trong đời sống mới con dân Chúa cần tỉnh thức luôn luôn trong sự cầu nguyện là để được gần gũi với Chúa, để nhận biết ý Chúa trong mọi sự. Việc luôn tạ ơn Chúa trong mọi sự vừa là để con dân Chúa bày tỏ lòng biết ơn Chúa, vừa là để xây dựng vững chắc trong lòng mình lẽ thật, rằng, mọi sự mình có là do Chúa ban cho, để tránh rơi vào sự kiêu ngạo. Có thể nói, khi một người biết tạ ơn Chúa trong nghịch cảnh vì nhận thức rằng Chúa cho phép điều ấy xảy đến để làm ích lợi cho mình, là người ấy đã trưởng thành trong đức tin.
3 Đồng thời, cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Đức Chúa Trời mở cửa truyền giảng cho chúng tôi rao truyền sự mầu nhiệm của Đấng Christ, bởi sự ấy mà tôi bị xiềng xích,
4 để tôi giãi bày sự ấy ra như tôi đáng phải rao truyền.
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, trong sự cầu nguyện, con dân Chúa cũng làm theo tinh thần của Phi-líp 2:4, nghĩa là, ngoài sự tâm tình, thưa trình các vấn đề của bản thân, thì cũng hãy cầu nguyện cho các nan đề của Hội Thánh. Đặc biệt là cầu nguyện cho công tác chung của Hội Thánh là khiến cho muôn dân trở nên môn đồ của Đấng Christ.
Cầu xin Chúa "mở cửa truyền giảng" là xin Chúa ban cho cơ hội để truyền giảng Tin Lành. Phao-lô dùng cách nói "rao truyền sự mầu nhiệm của Đấng Christ" thay vì "rao truyền Tin Lành" là nhằm nhấn mạnh đến các tính chất thuộc về Tin Lành của Đấng Christ, như: là năng lực của Thiên Chúa để cứu mọi kẻ tin; là sự vui mừng lớn cho muôn dân; là Sự Bình An và Sự Tốt Đẹp (Rô-ma 10:15, Ê-phê-sô 6:15); có tính vĩnh cửu (I Phi-e-rơ 1:25, Khải Huyền 14:6).
5 Hãy bước đi trong sự khôn sáng đối với những người ngoại. Hãy tận dụng thì giờ.
6 Lời nói của các anh chị em phải luôn ở trong ân điển, được nêm muối, để các anh chị em biết nên đối đáp mỗi người là thế nào.
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, hãy bước đi trong sự khôn sáng là hãy ứng dụng sự hiểu biết Lời Chúa vào nếp sống. Nhóm chữ "đối với những người ngoại" bao gồm các ý nghĩa: hãy sống Lời Chúa trước những người ngoại; hãy đối xử với họ theo Lời Chúa dạy, mà điển hình là trong bất cứ việc gì cũng hết lòng mà làm như làm cho Chúa (Cô-lô-se 3:23); khôn khéo tránh những việc không đáng với người lân cận mà có thể khiến ma quỷ lợi dụng để tấn công mình.
Lời nói ở trong ân điển là lời nói luôn hướng đến mục đích giúp người khác nhận biết Chúa và các điều tốt đẹp của Chúa. Lời nói được nêm muối là thêm vào sự dịu dàng, chân thành.
7 Mọi việc thuộc về tôi sẽ được Ti-chi-cơ thông báo cho các anh chị em. Anh ấy là một anh em yêu dấu cùng Cha, một người phục vụ trung tín và cùng là tôi tớ trong Chúa.
8 Tôi gửi anh ấy đến với các anh chị em vì mục đích này: để anh ấy biết hoàn cảnh của các anh chị em và an ủi lòng của các anh chị em.
Câu 7 và 8: Con hiểu rằng, Ti-chi-cơ là người viết thư tín Cô-lô-se hộ Phao-lô và cũng được Phao-lô nhờ cậy đến trao thư cho Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô xác nhận Ti-chi-cơ là một tôi tớ trung tín của Chúa. Câu "mọi việc thuộc về tôi sẽ được Ti-chi-cơ thông báo cho các anh chị em" cũng cho thấy Ti-chi-cơ rất thân thiết với Phao-lô, nên có thể làm thỏa lòng mọi điều con dân Chúa Cô-lô-se quan tâm, hỏi thăm đến Phao-lô. Không những vậy, Phao-lô cũng biết rằng, nếu con dân Chúa tại Cô-lô-se có nan đề gì thì Ti-chi-cơ cũng có thể trực tiếp dùng Lời Chúa hướng dẫn, an ủi họ.
9 Cùng với Ô-nê-sim, người anh em cùng Cha trung tín và yêu dấu, người ra từ các anh chị em. Họ sẽ khiến cho các anh chị em biết hết mọi sự ở đây.
Câu 9: Con hiểu rằng, có thể Ô-nê-sim đã đi chung với Ê-pháp-ra trên đường từ Cô-lô-se đến thăm Phao-lô bị tù tại Rô-ma. Và giờ đây, Ô-nê-sim cùng trở về Cô-lô-se với Ti-chi-cơ, để thông tin cho Hội Thánh Cô-lô-se biết về mọi sự ở Rô-ma. Mọi sự ở Rô-ma là tình hình của Phao-lô, công tác truyền giáo của Hội Thánh tại Rô-ma, và rất có thể là về thái độ của chính quyền La-mã đối với sự rao giảng Đấng Christ.
10 A-ri-tạc, bạn cùng bị tù với tôi, chào các anh chị em. Mác, anh em họ của Ba-na-ba cũng có lời thăm các anh chị em. Về người, các anh chị em đã nhận lời dạy bảo rồi; nếu người đến với các anh chị em, hãy tiếp đón người.
Câu 10: Theo Công Vụ Các Sứ Đồ 27:2 thì con hiểu rằng A-ri-tạc có thể đã tự nguyện đi theo để phục vụ Phao-lô khi ông bị tù, nên Phao-lô gọi ông là "bạn cùng bị tù với tôi". Nếu đúng vậy thật, thì một câu dù ngắn ngủi "bạn cùng bị tù" đã chứa đựng trong ấy biết bao hi sinh, tình cảm của A-ri-tạc đối với Chúa và với Phao-lô.
Mác là người đã bỏ về giữa chừng trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất của Phao-lô. Vì lý do này mà Phao-lô và Ba-na-ba đã bất hòa (Công Vụ Các Sứ Đồ 15:2). Tại thời điểm viết thư Cô-lô-se thì Mác đã ăn năn và được Phao-lô tiếp nhận trở lại. Có lẽ, Hội Thánh Cô-lô-se cũng biết sự phạm tội của Mác và cũng đã được Phao-lô cho biết ông đã ăn năn, nên Phao-lô căn dặn Hội Thánh Cô-lô-se cũng hãy tiếp đón Mác cách ân cần nếu ông có đến Cô-lô-se.
11 Giê-xu gọi là Giúc-tu cũng có lời thăm các anh chị em. Họ là những người chịu cắt bì. Chỉ những người này là bạn đồng công với tôi vì Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Họ là một sự an ủi cho tôi.
Câu 11: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng gửi kèm lời chào thăm của Giê-xu, gọi là Giục-tu. "Chỉ những người này" nghĩa là trong những người Do-thái tin nhận Đức Chúa Jesus, chỉ có A-ri-tạc, Mác, Giê-xu là đồng công cùng Phao-lô trong công tác rao giảng Tin Lành. Phao-lô gọi "họ là một sự an ủi" cho ông, vì họ vừa đồng quê hương trên đất lẫn trên trời với ông.
12 Ê-pháp-ra, người ra từ các anh chị em, tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ, chào các anh chị em. Người luôn vì các anh chị em chiến đấu trong sự cầu nguyện, để các anh chị em đứng vững trọn vẹn và hoàn thành mọi ý muốn của Đức Chúa Trời.
13 Vì tôi làm chứng cho người rằng, người rất sốt sắng đối với các anh chị em, với những người ở Lao-đi-xê và những người ở Hi-ê-ra-bô-li nữa.
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, Ê-pháp-ra mặc dù ở xa những vẫn luôn thương nhớ đến con dân Chúa tại Cô-lô-se và cầu nguyện cho họ, để họ đứng vững trong đức tin và hoàn thành mọi việc lành Chúa sắm sẵn cho.
14 Lu-ca, người thầy thuốc yêu dấu, và Đê-ma chào các anh chị em.
Câu 14: Con hiểu rằng, Lu-ca là người viết sách Lu-ca và Công Vụ Các Sứ Đồ, lúc này cũng đang ở cạnh Phao-lô và dự phần vào lời chào thăm.
15 Xin chào các anh chị em cùng Cha ở Lao-đi-xê, Nim-pha cùng Hội Thánh nhóm trong nhà người.
16 Các anh chị em đọc thư này rồi, hãy đưa cho Hội Thánh ở Lao-đi-xê đọc với. Các anh chị em cũng hãy đọc thư từ Lao-đi-xê.
Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng gửi lời chào thăm con dân Chúa tại Lao-đi-xê vì thư này cũng sẽ được đọc cho Hội Thánh Lao-đi-xê. Hội Thánh tại Lao-đi-xê nhóm tại nhà Nim-pha nên Nim-pha chắc hẳn là trưởng lão của Hội Thánh, và cũng có thể là người chăn của Hội Thánh.
17 Hãy nói với A-chíp rằng: Hãy cẩn thận về linh vụ ông đã nhận trong Chúa để hoàn thành nó.
Câu 17: Theo sự chú giải của người chăn thì rất có thể A-chíp thay thế Ê-pháp-ra điều hành các linh vụ của Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô kinh nghiệm rất rõ rằng ma quỷ sẽ kiếm cách đánh phá dữ dội những người đứng đầu Hội Thánh nên ông căn dặn A-chíp cẩn thận về linh vụ đã nhận lãnh từ nơi Chúa. Nhóm chữ "đã nhận trong Chúa" hàm ý được Chúa giao phó và được Hội Thánh công nhận chức vụ.
18 Lời chào viết bởi chính tay tôi, Phao-lô. Hãy nhớ sự xiềng xích của tôi. Ân điển ở cùng các anh chị em! A-men! [Viết từ Rô-ma bởi Ti-chi-cơ.]
Câu 18: Con hiểu rằng, có lẽ do mắt kém nên Ti-chi-cơ đã giúp Phao-lô viết toàn bộ thư, nhưng riêng câu cuối thư này thì Phao-lô muốn tự mình viết. Con rất ấn tượng với hành động này của Phao-lô. Điều đó tỏ ra sự quý trọng con dân Chúa tại Cô-lô-se của Phao-lô. Ông bảo con dân Chúa "hãy nhớ sự xiềng xích của ông" không phải để xót xa cho ông mà hãy nhớ để nhìn biết sức sống mạnh mẽ của Đấng Christ ở trong ông và hãy sống mạnh mẽ, can đảm cho Chúa như vậy. "Ân điển ở cùng các anh chị em" là khi con dân Chúa chọn sống cách mạnh mẽ, can đảm cho Chúa thì Ngài sẽ sống trong họ và gìn giữ họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban ơn cho con trong sự suy ngẫm xuyên suốt thư tín Cô-lô-se. Qua từng khoảng thời gian suy ngẫm Lời Chúa con thấy mình được gần gũi Chúa hơn. Con cảm tạ Ngài đã ban cho con Lời của Ngài. Xin Cha cũng dùng Lời của Ngài để gìn giữ anh chị em con được vững vàng trong những giờ phút cuối cùng này trước khi Chúa đến. Con cảm tạ Cha! A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...