Nguyễn Ngọc Tú: Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-34 Phao-lô tại A-thên
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ vì mỗi ngày được Ngài ban ơn dạy dỗ trong lúc con đọc và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho con trong việc viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-34.
16 Phao-lô đã đợi họ tại Thành A-thên. Tâm thần của người đã tức giận trong người, khi người thấy thành phố đầy những thần tượng. 17 Vậy, thực tế, người đã biện luận trong nhà hội với những người Do-thái và những người thờ phượng tại đó; lại cứ mỗi ngày, biện luận với những người đã gặp trong chợ.
Câu 16 và 17: Thưa Cha, con hiểu rằng, lý do mà Phao-lô tức giận là vì thấy dân Thành A-thên bị quyền lực của Sa-tan trói buộc, họ quỳ lạy trước các thần tượng như vậy là sỉ nhục hình ảnh của Đức Chúa Trời ở trong họ. Con dân Chúa cũng cần có thái độ gớm ghét thần tượng giống Phao-lô. Thần tượng trong thế giới ngày nay còn khủng khiếp và đầy dẫy hơn cả Thành A-thên, đó là những nội dung xấu tràn ngập Internet.
18 Có mấy nhà triết học về phái Ê-pi-cố-rai-ốt {Epicuriens} và phái Stôi-cót {Stociens} cũng cãi lẽ với người. Kẻ thì hỏi: "Người già mồm này muốn nói gì đó?" Kẻ khác nói: "Người dường như giảng về các thần ngoại quốc." Vì người đã giảng cho chúng về Đức Chúa Jesus và sự sống lại. {Phái triết học Ê-pi-cố-rai-ốt chủ trương tìm kiếm sự vui thú chân thật mà không cần lẽ thật tuyệt đối. Phái triết học Stôi-cót tin vào thuyết định mệnh và chủ trương loài người chỉ tìm được hạnh phúc khi hòa mình với thiên nhiên.} 19 Chúng đã bắt người, đem đến A-rê-ô-ba, mà hỏi: "Chúng tôi có thể biết giáo lý mới mà ông dạy là gì chăng? {A-rê-ô-ba = Ngọn đồi của thần Mars (Hỏa Tinh), nơi dân A-thên thiết lập tòa án.} 20 Vì ông đem một số sự lạ đến lỗ tai của chúng tôi, vậy, chúng tôi muốn biết, các sự ấy có nghĩa gì." 21 Hết thảy người A-thên và những người ngoại quốc tạm cư không tốn thời gian cho việc gì khác, hơn là kể và nghe chuyện gì mới.
Từ câu 18 đến 21: Con hiểu rằng, Thành A-thên và thời Phao-lô là cái nôi văn hóa và triết học Hy-lạp, nơi người dân dành nhiều thời gian để trao đổi và luận bạn về những điều mới lạ. Khu vực đồi A-rê-ô-ba và quảng trường Agora là nơi các triết gia, học giả, và dân chúng tụ họp để tranh luận, trao đổi ý tưởng. Vì thế mà dân chúng đưa Phao-lô đến A-rê-ô-ba để nghe ông nói về những điều mới lạ trước đó ông rao giảng ở chợ.
22 Phao-lô đã đứng tại giữa A-rê-ô-ba, nói rằng: "Hỡi những người của A-thên! Ta thấy, trong mọi sự các ngươi rất sùng tín. 23 Vì khi ta trải qua, xem những sự thờ phượng của các ngươi, thì thấy một bàn thờ, trên nó được chạm chữ: Thần Không Biết. Vậy, Đấng các ngươi thờ phượng mà không biết đó, ta đang rao truyền cho các ngươi.
Câu 22 và 23: Con hiểu rằng, Phao-lô đã khéo léo khi sử dụng bàn thờ "Thần Không Biết" để bắt đầu giới thiệu về Đức Chúa Trời. Đây là một cách tiếp cận khôn sáng, để dân chúng có thể lắng nghe ông, đặc biệt trong bối cảnh người A-thên vốn quen với việc phân tích và tranh luận hơn là chấp nhận một niềm tin độc thần.
24 Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong nó. Ấy là Chúa của trời và đất. Ngài chẳng ngự trong các đền thờ được làm bằng tay. 25 Ngài cũng chẳng được phụng sự bởi bàn tay của loài người như là Ngài cần điều gì. Chính Ngài ban từng sự sống và hơi thở đến cho tất cả. 26 Ngài cũng đã làm ra mỗi dân tộc của loài người từ một dòng máu, để ở khắp trên mặt đất. Ngài xác định thời gian đã được định sẵn cùng các biên giới chỗ ở của họ; 27 để cho họ tìm kiếm Chúa. Nếu như họ thật lòng cảm nhận Ngài và tìm kiếm Ngài, dù Ngài chẳng ở xa khỏi mỗi một người trong chúng ta.
Từ câu 24 đến 27: Thưa Cha, trong đoạn này thì con ngẫm nghĩ về câu "Ngài xác định thời gian đã được định sẵn cùng các biên giới chỗ ở của họ; để cho họ tìm kiếm Chúa". Con nghĩ rằng, lời của Phao-lô là một lẽ thật căn bản với con dân Chúa nhưng là một điều mới lạ với người A-thên lúc ấy. Qua đó, Phao-lô gợi ý cho dân A-thên về một Đấng Toàn Quyền, Ngài sắp đặt thời gian (các thời kỳ lịch sử) và không gian (địa lý, biên giới) cho các dân tộc. Sự giới hạn ấy là để giúp con người nhận ra sự hữu hạn và bất toàn của mình. Đặc biệt trong văn hóa A-thên, nơi người ta tự hào về trí tuệ, triết học và sự tự lực (như phái Khắc Kỷ), Phao-lô muốn nhấn mạnh rằng con người không tự chủ, mà cần đến Thiên Chúa.
28 Vì trong Ngài, chúng ta sống, động, và thực hữu; theo như có lần một vài thi nhân của các ngươi đã nói: "Vì chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài." 29 Vậy, chúng ta là dòng dõi của Đức Chúa Trời, thì chớ nên nghĩ, bản thể của Thiên Chúa giống như là hình tượng chạm đúc bằng vàng, bạc, hay đá, bởi tài nghệ và ý tưởng của loài người.
Câu 28 và 29: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng khôn khéo khi trích dẫn lời của các thi nhân nổi tiếng của người A-thên, trong sự suy tư của mình họ cũng khẳng định loài người ra từ Thiên Chúa. Phao-lô có ý nói, loài người là tạo vật cao cấp của Đức Chúa Trời, tự mỗi người đã sống động, lạ lùng như vậy thì bản thể của Thiên Chúa còn cao siêu lạ lùng đến chừng nào. Vậy cớ sao loài người phải quỳ lạy trước các tượng chạm đúc vô tri.
30 Vậy, thực tế, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các thời ngu muội đó, mà nay, truyền cho tất cả mọi người trong mọi nơi hãy ăn năn. 31 Vì Ngài đã chỉ định một ngày, trong ngày đó, Ngài sẽ phán xét thế gian trong sự công chính, bởi Người mà Ngài đã lập. Ngài đã ban sự chắc chắn về điều ấy cho hết thảy mọi người. Ngài đã khiến Người sống lại từ trong những kẻ chết."
Câu 30 và 31: Con hiểu rằng, Đức Chúa Trời để cho loài người tự sống theo ý tưởng của lòng họ, nhưng thời điểm đến Ngài ban cho loài người ơn cứu rỗi qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Rồi Ngài kêu gọi toàn thể loài người: Hãy ăn năn. Nhưng thời gian để ăn năn là có giới hạn, thời điểm đến Đức Chúa Trời sẽ thi hành sự phán xét toàn thế gian bằng Kỳ Tận Thế và kết thúc sự tự trị của loài người.
32 Khi chúng đã nghe về sự sống lại của những kẻ chết, thực tế, kẻ thì nhạo báng, kẻ thì nói: "Chúng ta sẽ nghe ngươi lần sau, về việc đó." 33 Vậy, Phao-lô đã đi khỏi giữa chúng. 34 Nhưng có mấy kẻ đã bám theo người và tin. Trong số đó có Đê-ni, là một quan tòa nơi A-rê-ô-ba, và một người đàn bà tên là Đa-ma-ri, cùng các người khác với họ.
Từ câu 32 đến 34: Con hiểu rằng, mặc dù đa số dân A-thên đều từ chối Tin Lành nhưng vẫn còn Đê-ni, Đa-ma-ri, và các người khác tin nhận Tin Lành. Điều đó cho thấy chỉ cần Tin Lành được rao giảng cách trung thực, vấn đề còn lại là ở tấm lòng của người nghe. Người rao giảng Tin Lành không cần ngần ngại khi rao giảng trong một nền văn hóa khác biệt, như nền văn hóa nặng nề triết học của người A-thên. Khi một người có tấm lòng tìm kiếm lẽ thật, hướng lòng về những điều chân thật được Thiên Chúa đặt để trong lương tâm thì họ sẽ được Đức Thánh Linh khai mở tâm trí để hiểu và tiếp nhận Tin Lành.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-34 Phao-lô tại A-thên
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ vì mỗi ngày được Ngài ban ơn dạy dỗ trong lúc con đọc và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho con trong việc viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16-34.
16 Phao-lô đã đợi họ tại Thành A-thên. Tâm thần của người đã tức giận trong người, khi người thấy thành phố đầy những thần tượng.
17 Vậy, thực tế, người đã biện luận trong nhà hội với những người Do-thái và những người thờ phượng tại đó; lại cứ mỗi ngày, biện luận với những người đã gặp trong chợ.
Câu 16 và 17: Thưa Cha, con hiểu rằng, lý do mà Phao-lô tức giận là vì thấy dân Thành A-thên bị quyền lực của Sa-tan trói buộc, họ quỳ lạy trước các thần tượng như vậy là sỉ nhục hình ảnh của Đức Chúa Trời ở trong họ. Con dân Chúa cũng cần có thái độ gớm ghét thần tượng giống Phao-lô. Thần tượng trong thế giới ngày nay còn khủng khiếp và đầy dẫy hơn cả Thành A-thên, đó là những nội dung xấu tràn ngập Internet.
18 Có mấy nhà triết học về phái Ê-pi-cố-rai-ốt {Epicuriens} và phái Stôi-cót {Stociens} cũng cãi lẽ với người. Kẻ thì hỏi: "Người già mồm này muốn nói gì đó?" Kẻ khác nói: "Người dường như giảng về các thần ngoại quốc." Vì người đã giảng cho chúng về Đức Chúa Jesus và sự sống lại. {Phái triết học Ê-pi-cố-rai-ốt chủ trương tìm kiếm sự vui thú chân thật mà không cần lẽ thật tuyệt đối. Phái triết học Stôi-cót tin vào thuyết định mệnh và chủ trương loài người chỉ tìm được hạnh phúc khi hòa mình với thiên nhiên.}
19 Chúng đã bắt người, đem đến A-rê-ô-ba, mà hỏi: "Chúng tôi có thể biết giáo lý mới mà ông dạy là gì chăng? {A-rê-ô-ba = Ngọn đồi của thần Mars (Hỏa Tinh), nơi dân A-thên thiết lập tòa án.}
20 Vì ông đem một số sự lạ đến lỗ tai của chúng tôi, vậy, chúng tôi muốn biết, các sự ấy có nghĩa gì."
21 Hết thảy người A-thên và những người ngoại quốc tạm cư không tốn thời gian cho việc gì khác, hơn là kể và nghe chuyện gì mới.
Từ câu 18 đến 21: Con hiểu rằng, Thành A-thên và thời Phao-lô là cái nôi văn hóa và triết học Hy-lạp, nơi người dân dành nhiều thời gian để trao đổi và luận bạn về những điều mới lạ. Khu vực đồi A-rê-ô-ba và quảng trường Agora là nơi các triết gia, học giả, và dân chúng tụ họp để tranh luận, trao đổi ý tưởng. Vì thế mà dân chúng đưa Phao-lô đến A-rê-ô-ba để nghe ông nói về những điều mới lạ trước đó ông rao giảng ở chợ.
22 Phao-lô đã đứng tại giữa A-rê-ô-ba, nói rằng: "Hỡi những người của A-thên! Ta thấy, trong mọi sự các ngươi rất sùng tín.
23 Vì khi ta trải qua, xem những sự thờ phượng của các ngươi, thì thấy một bàn thờ, trên nó được chạm chữ: Thần Không Biết. Vậy, Đấng các ngươi thờ phượng mà không biết đó, ta đang rao truyền cho các ngươi.
Câu 22 và 23: Con hiểu rằng, Phao-lô đã khéo léo khi sử dụng bàn thờ "Thần Không Biết" để bắt đầu giới thiệu về Đức Chúa Trời. Đây là một cách tiếp cận khôn sáng, để dân chúng có thể lắng nghe ông, đặc biệt trong bối cảnh người A-thên vốn quen với việc phân tích và tranh luận hơn là chấp nhận một niềm tin độc thần.
24 Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong nó. Ấy là Chúa của trời và đất. Ngài chẳng ngự trong các đền thờ được làm bằng tay.
25 Ngài cũng chẳng được phụng sự bởi bàn tay của loài người như là Ngài cần điều gì. Chính Ngài ban từng sự sống và hơi thở đến cho tất cả.
26 Ngài cũng đã làm ra mỗi dân tộc của loài người từ một dòng máu, để ở khắp trên mặt đất. Ngài xác định thời gian đã được định sẵn cùng các biên giới chỗ ở của họ;
27 để cho họ tìm kiếm Chúa. Nếu như họ thật lòng cảm nhận Ngài và tìm kiếm Ngài, dù Ngài chẳng ở xa khỏi mỗi một người trong chúng ta.
Từ câu 24 đến 27: Thưa Cha, trong đoạn này thì con ngẫm nghĩ về câu "Ngài xác định thời gian đã được định sẵn cùng các biên giới chỗ ở của họ; để cho họ tìm kiếm Chúa". Con nghĩ rằng, lời của Phao-lô là một lẽ thật căn bản với con dân Chúa nhưng là một điều mới lạ với người A-thên lúc ấy. Qua đó, Phao-lô gợi ý cho dân A-thên về một Đấng Toàn Quyền, Ngài sắp đặt thời gian (các thời kỳ lịch sử) và không gian (địa lý, biên giới) cho các dân tộc. Sự giới hạn ấy là để giúp con người nhận ra sự hữu hạn và bất toàn của mình. Đặc biệt trong văn hóa A-thên, nơi người ta tự hào về trí tuệ, triết học và sự tự lực (như phái Khắc Kỷ), Phao-lô muốn nhấn mạnh rằng con người không tự chủ, mà cần đến Thiên Chúa.
28 Vì trong Ngài, chúng ta sống, động, và thực hữu; theo như có lần một vài thi nhân của các ngươi đã nói: "Vì chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài."
29 Vậy, chúng ta là dòng dõi của Đức Chúa Trời, thì chớ nên nghĩ, bản thể của Thiên Chúa giống như là hình tượng chạm đúc bằng vàng, bạc, hay đá, bởi tài nghệ và ý tưởng của loài người.
Câu 28 và 29: Con hiểu rằng, Phao-lô cũng khôn khéo khi trích dẫn lời của các thi nhân nổi tiếng của người A-thên, trong sự suy tư của mình họ cũng khẳng định loài người ra từ Thiên Chúa. Phao-lô có ý nói, loài người là tạo vật cao cấp của Đức Chúa Trời, tự mỗi người đã sống động, lạ lùng như vậy thì bản thể của Thiên Chúa còn cao siêu lạ lùng đến chừng nào. Vậy cớ sao loài người phải quỳ lạy trước các tượng chạm đúc vô tri.
30 Vậy, thực tế, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các thời ngu muội đó, mà nay, truyền cho tất cả mọi người trong mọi nơi hãy ăn năn.
31 Vì Ngài đã chỉ định một ngày, trong ngày đó, Ngài sẽ phán xét thế gian trong sự công chính, bởi Người mà Ngài đã lập. Ngài đã ban sự chắc chắn về điều ấy cho hết thảy mọi người. Ngài đã khiến Người sống lại từ trong những kẻ chết."
Câu 30 và 31: Con hiểu rằng, Đức Chúa Trời để cho loài người tự sống theo ý tưởng của lòng họ, nhưng thời điểm đến Ngài ban cho loài người ơn cứu rỗi qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Rồi Ngài kêu gọi toàn thể loài người: Hãy ăn năn. Nhưng thời gian để ăn năn là có giới hạn, thời điểm đến Đức Chúa Trời sẽ thi hành sự phán xét toàn thế gian bằng Kỳ Tận Thế và kết thúc sự tự trị của loài người.
32 Khi chúng đã nghe về sự sống lại của những kẻ chết, thực tế, kẻ thì nhạo báng, kẻ thì nói: "Chúng ta sẽ nghe ngươi lần sau, về việc đó."
33 Vậy, Phao-lô đã đi khỏi giữa chúng.
34 Nhưng có mấy kẻ đã bám theo người và tin. Trong số đó có Đê-ni, là một quan tòa nơi A-rê-ô-ba, và một người đàn bà tên là Đa-ma-ri, cùng các người khác với họ.
Từ câu 32 đến 34: Con hiểu rằng, mặc dù đa số dân A-thên đều từ chối Tin Lành nhưng vẫn còn Đê-ni, Đa-ma-ri, và các người khác tin nhận Tin Lành. Điều đó cho thấy chỉ cần Tin Lành được rao giảng cách trung thực, vấn đề còn lại là ở tấm lòng của người nghe. Người rao giảng Tin Lành không cần ngần ngại khi rao giảng trong một nền văn hóa khác biệt, như nền văn hóa nặng nề triết học của người A-thên. Khi một người có tấm lòng tìm kiếm lẽ thật, hướng lòng về những điều chân thật được Thiên Chúa đặt để trong lương tâm thì họ sẽ được Đức Thánh Linh khai mở tâm trí để hiểu và tiếp nhận Tin Lành.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
***